Xác định được bạn đang ở đâu trên con đường sự nghiệp mới giúp bạn thăng tiến
Xác định được bạn đang ở đâu trên con đường sự nghiệp mới giúp bạn thăng tiến
Gần đây, có một khái niệm đã trở nên phổ biến, giống như khái niệm “Bảy độ tuổi con người” của Shakespeare, đó là “tồn tại vòng đời của một doanh nhân”.
Những Điều Trường Harvard Vẫn Không Dạy Bạn (Tái Bản)
(0 lượt)

Từ tuổi 20, bạn bắt đầu nắm vững mọi thứ và phát triển thói quen làm việc, bạn bè và các mối quan hệ, mà sau đó, dù tốt hay xấu, sẽ đi cùng bạn suốt đời.

Từ tuổi 30, bạn khẳng định mình với khái niệm mà lúc này bạn gọi là “sự nghiệp”. Bạn cũng nhận thức sâu sắc mình có ảnh hưởng thế nào với các đồng sự. tiễn

Từ tuổi 40, bạn trở thành người có quyền lực. Bạn ra lệnh thay vì nhận lệnh. Bạn ra quyết định thay vì chuẩn bị những bản báo cáo cho người khác ra quyết định. Thăng tiến không đến nhanh, nhưng khi tới thời điểm, nó còn có ý nghĩa hơn cả từ “thăng tiến”.

Từ tuổi 50, con đường sự nghiệp của bạn được thiết lập dù chưa hẳn đã hoàn thành. Bạn hợp nhất các kỹ năng của mình và thu được những thành tựu. Bạn hoàn thành nhiều công việc hơn với ít thời gian hơn, và kết quả là kiếm được nhiều tiền hơn. Người ta trả tiền cho bạn vì những gì bạn đang làm và hy vọng bạn sẽ kiếm nhiều tiền hơn cho họ.

Từ tuổi 60, hoặc bạn đã nghỉ hưu, hoặc bạn vẫn tiếp tục là một người có địa vị cao – tùy thuộc vào những gì bạn đã làm được trong những năm trước. 

Thời điểm quyết định trong kịch bản dễ chịu ấy, có thể rơi vào khoảng cuối tuổi 30 đầu 40 – khi bạn đã quá già đối với một thanh niên mới lớn nhưng lại quá trẻ với một vị trí cao nhất trong tập đoàn.

Có rất nhiều lý do khiến người ta gặp phải những rắc rối vào giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên này, nhưng có hai lý do tôi thấy quan trọng nhất. Thứ nhất là cách bạn tự đánh giá bản thân, và thứ hai là cách bạn đánh giá lại các mối hệ công việc của mình.

 

Điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt?

 

Ở bất kỳ thời điểm nào của sự nghiệp, đặc biệt là vào giữa tuổi 30, khi bạn chỉ là một gương mặt mới trong một nhóm quản lý cấp trung, bạn phải tự hỏi điều gì khiến mình đặc biệt. Tài năng nào tạo cho bạn sự khác biệt? Hãy tự trả lời thật thành thực nhưng không nên để nó làm bạn bối rối.

Tôi thường nói chuyện với những người đã thăng tiến trong tổ chức của họ nhờ một chuyên môn đặc biệt nào đó – chẳng hạn như một kế toán thuế. Vào khoảng tuổi 35, họ bắt đầu nhận thấy rằng món nợ sự nghiệp với một chuyên môn hẹp có thể giam hãm họ mãi mãi bên bàn giấy và máy tính. Thay vì ăn mừng vì những gì đạt được, họ bắt đầu lo sợ rằng mình không còn chỗ nào khác để đi. 

Khá mỉa mai là họ dành sự khao khát lớn nhất của mình cho những người xuất sắc trong công ty, những người được cho là có quá nhiều lựa chọn. Đó là những người chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, phát triển rất nhiều tài năng, nhưng chưa từng được hưởng một vinh quang nào, hay chưa gắn bó đủ lâu để ghi tên mình như nhân tố chính trong thành công của công ty. Họ có khả năng vô hạn, nhưng điều này có lẽ lại là trở ngại lớn nhất. Khoảng tuổi 40, họ nhìn quanh và thấy có đầy những nhà thông thái như mình. Không may là mỗi công ty chỉ có một hay hai vị trí cho những “nhà thông thái”, thường được gọi là chủ tịch công ty hay tập đoàn.

 

Bạn của bạn là những ai và họ đang đi về đâu? 

 

Một trong những điều tuyệt vời khi có bạn bè trong công việc là họ thăng tiến cùng bạn – và ngược lại. Thật khó hiểu khi mọi người thường không nhận ra và tận dụng ưu thế ấy.

Đây là vấn đề thường thấy trong các công ty bán hàng hoặc marketing, đặc biệt là các tổ chức nhỏ, nơi kết quả kinh doanh chủ yếu dựa trên sự phát triển quan hệ cá nhân của người sáng lập. Tôi để ý từ cách đây vài năm, khi một người bạn mô tả với tôi công ty của anh ấy. Lúc đó, anh khoảng 40 tuổi, đang xây dựng một công ty trẻ, đầy sinh lực với đội ngũ

nhân viên kém anh trung bình khoảng 10 tuổi. Anh luôn hối thúc nhân viên phát triển các mối quan hệ của riêng họ. Họ than thở với anh, cũng đúng một phần, rằng với tuổi 40 và cương vị cũng như kinh nghiệm của anh, phát triển các mối quan hệ với các CEO và trưởng bộ phận chẳng khó khăn gì, nhưng họ còn quá trẻ để làm được việc tương tự.

Giờ đây, nhân viên của anh bạn tôi đã ở vào cuối tuổi 30 đầu 40, nhiều người trong số họ đã để mất cơ hội. Họ vẫn không coi trọng việc những người bạn họ chơi ngày trước hiện có ảnh hưởng lớn trên chính trường, hay người bạn cùng phòng thời đại học giờ là người ra quyết định ở một công ty nào đó. Khi nhiều tuổi hơn, khả năng tập trung vào các mối quan hệ của họ không thay đổi hay phát triển. Họ tiếp tục giải trí với đồng nghiệp mà không nhận ra rằng đó là điều tối kỵ, rằng mất một bữa trưa mỗi tháng không có nghĩa là mất đi một người bạn. 

Nếu bạn muốn biết thật sự bạn đang ở đâu hay đang đi về đâu, hãy nhìn bạn bè và khách hàng của mình. “Họ là ai?” “Họ đang đi về đâu?”

- Theo cuốn sách "Những điều trường Harvard vẫn không dạy bạn"

 

Tags: