TOP 10 cuốn sách hay về nghề giúp việc, có cuốn đã được chuyển thể thành công thành phim
TOP 10 cuốn sách hay về nghề giúp việc, có cuốn đã được chuyển thể thành công thành phim
Những người quét dọn, quản gia hay những người giúp việc… ban đầu thường được xây dựng thành những nhân vật khôi hài, hoặc nham hiểm. Tuy nhiên, họ cũng đã trở thành biểu tượng của sự kiên cường. Sau đây là TOP 10 cuốn sách hay về ngành nghề này. 

 

1/ Mrs Harris Goes to Paris của Paul Gallico (Tạm dịch: Quý bà Harris ở Paris)

 

Những tiểu thuyết về người làm nghề dọn dẹp thường là biến thể của Cinderella. Năm 1958, bà Harris làm việc ở Belgravia, và mong muốn được mặc một chiếc váy Dior. Một lần, bà đã may mắn thắng cá cược một trận bóng đá, nhờ số tiền thắng cược, bà đã tới Paris để mua chiếc váy hàng hiệu mà mình yêu thích. Tuy nhiên, khi tới Pháp, mọi thứ đều lạ lẫm với bà. 

Tác giả Gallico mô tả Mrs Harris là một người ngây thơ, nhưng nét tính cách kiên cường, sẵn sàng “lao vào trận chiến với những người Pháp hợm hĩnh” cũng làm nhân vật này trở nên quyến rũ. 

Mặc dù tác giả Gallico được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết The Snow Goose, nhưng Mrs Harris trở thành một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của ông. Nhân vật này cũng trở lại trong 3 cuốn sách tiếp theo, thậm chí, Mrs Harris còn trở thành một nghị sĩ. 

đã được chuyển thể thành phim điện ảnh với cái tên là “Mrs. 'Arris Goes to Paris” do do Focus Feature Films sản xuất và ra mắt người hâm mộ cuốn tiểu thuyết vào ngày 15/7/2022.

 

2/ The Secret Countess của Eva Ibbotson (Tạm dịch: Nữ bá tước bí ẩn)

 

Trong cuốn tiểu thuyết dành cho người lớn đầu tiên của nhà văn Eva Ibbotson nổi tiếng về thể loại hài lãng mạn, Anna - một quý tộc lưu vong ở Nga, đã tìm kiếm một công việc như một cô gái “mười bảy tuổi” tại ngôi nhà bình dị nhưng đổ nát của Bá tước Westerholme. Trong lúc bị thương, Bá tước Westerholme đã bị lừa để kết hôn với Muriel xinh đẹp, giàu có nhưng vô cùng kinh khủng. Tuy nhiên, sau đó, Bá tước và người dọn dẹp của mình đã phải lòng nhau. 

Cuốn tiểu thuyết cũng là một bức tranh tinh xảo về quan hệ giai cấp. Nó chứa đựng cốt lõi là cơn thịnh nộ dữ dội của người da trắng về sự hợm hĩnh và chống chủ nghĩa bài Do Thái: Bản thân Ibbotson là một người tị nạn Do Thái từ Đức Quốc xã.

 

 3/ The Maid của Nita Prose (Tạm dịch: Người hầu gái)

 

Không giống như loạt phim cùng tên đầy nghiệt ngã của Netflix, cuốn sách này chứa đựng rất nhiều niềm vui. 

Molly mồ côi - “người cuối cùng được mọi người mời đến dự tiệc”, rất yêu thích công việc dọn dẹp của mình trong một khách sạn sang trọng ở New York. Nhưng cuộc sống của cô đã bị đảo lộn khi bước vào căn phòng của Charles Black khét tiếng và giàu có. Trong căn phòng ấy, mọi thứ đang ở trong tình trạng hỗn loạn và Charles Black cũng đã chết trên giường tự bao giờ. Cô đã trở thành nghi phạm chính của vụ án và không biết phải gỡ rối ra sao. May mắn thay, những người bạn của cỗ đã giúp đỡ để tìm kiếm manh mối về những gì đã thực sự xảy ra với Mr Black. Nhưng liệu họ có thể tìm ra hung thủ thực sự trước khi quá muộn? 

Bản thân Molly cũng là một người gặp vấn đề với các kỹ năng xã hội khi cô thường xuyên hiểu sai ý định của người khác. Bà của cô thường phải hệ thống hóa thế giới thành những quy tắc đơn giản để Molly có thể sống theo đó. Tuy nhiên, sau khi bà mất, Molly khi ấy 25 tuổi đã phải tự mình điều khiển những phức tạp của cuộc sống. 

 

4/ The Promise của Damon Galgut (Tạm dịch: Lời hứa)

 

Một mối quan hệ đen tối đã được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết đoạt giải Booker năm 2021 này. 

Trong lúc hấp hối, nhân vật Ma đã hứa với Salome, người hầu gái da đen của mình, Salome, người đã chăm sóc bà rằng cô ấy sẽ được cấp nhà và đất riêng ở Nam Phi. Tuy nhiên, hết thập kỷ này qua thập kỷ khác, lời hứa ấy đã bị con cháu của Ma phớt lờ. Mãi đến hơn 40 năm sau, lời hứa ấy mới được thực hiện. 

Tưởng chừng đó là một câu chuyện với cái kết đẹp cho Salome, nhưng ẩn chứa sau đó là thời kỳ phân biệt chủng tộc mà Salome đại diện cho người da đen “vô hình”. Không chỉ vậy, Sự suy tàn của gia đình nhân vật Ma cũng phản ảnh bầu không khí của đất nước: thời kỳ đầy phẫn uất, sự đổi mới và hy vọng nhen nhóm. 

 

5/ The Help của Kathryn Stockett (Tạm dịch: Người giúp việc) 

 

Skeeter - một cô gái trẻ da trắng đã tốt nghiệp ở Mississippi những năm 1960, bị thu hút bởi cuộc sống của những cô giúp việc người da màu của bạn mình. Trong khi tìm hiểu cuộc sống của họ, Skeeter đã có cái nhìn khác về tầng lớp này. Cô dần nhận được sự tin người từ những nữ giúp việc da màu ấy khi trả tiền cho họ để họ giúp cô hoàn thành một chuyên mục trên một tạp chí về các dọn dẹp và chăm sóc gia đình - lĩnh vực mà cô hoàn toàn không biết gì.

Cũng gần giống với cuốn The Promise của Damon Galgut phía trên, nội dung cuốn tiểu thuyết đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc, nơi những nữ giúp việc da màu cảm thấy rất ngột ngạt trong thời đại của họ. 

Bằng tài năng xây dựng nhân vật, tác giả Kathryn Stockett đã tạo ra những người phụ nữ phi thường, những người quyết tâm bắt đầu một phong trào của riêng họ, điều sẽ thay đổi một thị trấn vĩnh viễn, cũng như mang đến cái nhìn khác về những người phụ nữ, những bà mẹ, những cô con gái và những người giúp việc. 

The Help là một cuốn tiểu thuyết cảm động và sâu sắc, đâu đó có phần hài hước nhưng rất thấm thía, xứng đáng là câu chuyện vượt thời gian. 

Cuốn tiểu thuyết cũng đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên vào năm 2011 bởi Dreamworks và đã được rất nhiều khán giả trên thế giới đón nhận. 

 

6/ My Cleaner của Maggie Gee (Tạm dịch: Người lau dọn) 

 

Cuốn tiểu thuyết châm biếm của Maggie Gee là một phiên bản Anh Quốc về sự phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng giữa các tầng lớp. 

Mary Tendo, một người quét dọn người Uganda đã làm việc nhiều năm trong một gia đình trung lưu da trắng ở London gồm chủ nhà là Vannessa cùng đứa con trai duy nhất của bà ta là Justin. 

Hơn 10 năm sau khi Mary trở về Uganda xa xôi, Justin lúc này đã 22 tuổi, là một chàng trai đẹp mã và có tài năng nhưng không thể rời khỏi giường. Lúc này, anh đã gửi lời yêu cầu tới Mary trên danh nghĩa mẹ mình. 

Mary đáp lại lời cầu cứu đó, rời Uganda để đến chăm sóc cho Justin. Cán cân quyền lực trong nhà lúc này thay đổi đáng kể. Cuộc sống của hai người phụ nữ giờ đây đã khác, căng thẳng tăng lên đến đỉnh điểm. 

Tác giả Maggie Gee đã tạo nên một cuốn tiểu thuyết với chủ đề phân biệt chủng tộc và xung đột giai cấp bằng sự hài hước và dịu dàng của mình. Cô cũng được bình chọn là một trong những “Tiểu thuyết gia trẻ người Anh xuất sắc nhất” của Granta.  Cô đã xuất bản nhiều tiểu thuyết được đánh giá cao, bao gồm The White Family, The Flood,...

 

7/ Clean của Michele Kirsch (Tạm dịch: Việc dọn dẹp) 

 

Đây là một cuốn hồi ký đáng chú ý về nghề dọn dẹp Khi rời nhà ở New York để đi học đại học ở Boston vào những năm 1970, Michele Kirsch khi ấy chỉ là một cô gái mới 19 tuổi lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, đã bắt đầu làm công việc dọn dẹp để kiếm sống. 

Công việc này cũng đem đến cho cô một cánh cửa hy vọng về cuộc sống mà cô hằng mong muốn: có một ngôi nhà lớn thoải mái, tiếng nhạc vang lên từ phòng của các con, một chiếc nồi đang sôi trong nhà bếp… Cuối cùng, cô đã gần như có được một cuộc sống như thế vào những năm 1980 ở London, lúc này cô đã có con. Tuy nhiên, cô lại lâm vào con đường nghiện ngập, với toàn là vodka và những lọ thuốc giúp giảm tình trạng lo âu, vì thế mà gia đình cô trở thành một mớ hỗn độn. 

Sau cùng, dọn dẹp nhà của người khác là lựa chọn duy nhất của Kirsch khi đã ở tuổi 50. Sau khi cai nghiện, một một sống ở căn phòng chật hẹp, Kirsch thấy mình đang kết thúc cuộc đời và làm việc như lúc mới bắt đầu, “một công việc ngu ngốc mà bạn làm khi không thể làm được gì khác…” 

 

8/ A Manual for Cleaning Women của Lucia Berlin (Tạm dịch: Sách hướng dẫn cho những người phụ nữ làm nghề dọn dẹp) 

 

Đây là một trong 10 cuốn sách được đánh giá cao nhất của The New York Times Book Review năm 2015. 

Cuốn sách là tuyển tập 43 câu chuyện ngắn về những những người phụ nữ đang phải vật lộn với đủ mọi công việc, từ nhân viên tổng đài, cho đến điều dưỡng viên. 

Với sự gan dạ của Raymond Carver, sự hài hước của Grace Paley, và sự pha trộn giữa sự dí dỏm và u sầu của riêng mình, Berlin đã tạo nên những điều kỳ diệu từ những khoảnh khắc hàng ngày. Đó là những khoảnh khắc trong các phòng giặt là và những ngôi nhà ở lưng chừng miền Tây Nam nước Mỹ, trong những ngôi nhà của tầng lớp thượng lưu ở Vùng Vịnh, giữa những người điều hành tổng đài và những bà mẹ tần tảo, những người đi nhờ xe và những người xấu theo đạo Cơ đốc. 

 

9/ Nickel and Dimed của Barbara Ehrenreich (Tạm dịch: Những món tiền lẻ)

 

Hàng triệu người Mỹ làm việc toàn thời gian quanh năm với mức lương ở mức nghèo. Năm 1998, Barbara Ehrenreich quyết định tham gia cùng họ. Cô đã được truyền cảm hứng bởi những lời hùng biện xung quanh cải cách phúc lợi, hứa hẹn rằng bất kỳ công việc nào cũng đều mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng khoan nói đến sự thịnh vượng, làm sao mọi người có thể tồn tại với mức lương 6-7 đô/giờ? 

Để tìm hiểu điều này, Ehrenreich chuyển từ Florida đến Maine đến Minnesota, nhận chỗ ở rẻ nhất và nhận làm hầu bàn, người giúp việc khách sạn, dọn dẹp nhà cửa, phụ tá viện dưỡng lão và nhân viên bán hàng của Wal-Mart. 

Cô sớm phát hiện ra rằng ngay cả những nghề "thấp kém nhất" cũng đòi hỏi những nỗ lực không ngừng về tinh thần và thể chất. Và nếu không muốn ở ngoài được, một công việc là không đủ; bạn cần ít nhất hai công việc cùng lúc. 

Nickel and Dimed chính là một phóng sự tiết lộ về cách nước Mỹ nhìn nhận về người lao động nghèo của mình. 

 

10/ The Diary of a Chambermaid của Octave Mirbeau (Tạm dịch: Nhật ký người hầu gái) 

 

Nhà phê bình nghệ thuật và vô chính phủ nổi tiếng Octave Mirbeau (1848-1917) với tác phẩm kinh điển THE DIARY OF A CHAMBERMAID đã truyền cảm hứng cho ba phiên bản điện ảnh (Jean Renoir, Bunuel và Benoit Jacquot).

Cuốn sách kể về Célestine làm việc trong một lâu đài Norman. Cuộc đời cô là tàn dư của chủ nghĩa chống bài Do Thái ở Pháp thế kỷ 19, một xã hội tràn ngập đạo đức giả, lòng tham và sự bất công. Không có công ăn việc làm, lại vị chủ bóc lột về tài chính và tình dục, cuộc sống của cô không khác gì một nô lệ, không có hy vọng gì. 

Với con mắt phân tích của một nhà báo, Mirbeau đã tạo nên sự chuyển biến ấn tượng trong cuộc đời của nhân vật: mất đi sự trong trắng và trở nên sa đọa như những người đàn ông đã bóc lột cô. 

Kể từ khi được xuất bản vào năm 1990, cuốn sách đã không ngừng gây sốc với độc giả và tới bây giờ, nó vẫn còn hấp dẫn như thuở ban đầu. 

- Trạm Đọc tổng hợp - 

Tags: