Thế nào là trưởng thành?
Thế nào là trưởng thành?
Người trưởng thành là người có đủ năng lực để Tự Nhận thức được các vấn đề của mình, Tự chịu Trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, và Tự Giải quyết được các vấn đề mà mình gặp phải.
Tầm Nhìn Giáo Dục
(17 lượt)

Để được gọi là người trưởng thành, chúng ta thường phải đi qua những cột mốc quan trọng trong cuộc đời mình. Cột mốc đầu tiên là khi đạt đến độ tuổi được pháp luật thừa nhận là có đầy đủ quyền và trách nhiệm với hành vi của chính mình. Kế đến là khi có thể tự nuôi sống bản thân. Và rất nhiều những cột mốc khác: lập gia đình, thăng tiến trong sự nghiệp, mua nhà, mua xe, tích lũy được một khối tài sản...

Hàng tỷ người đã đi qua những cột mốc như thế. Trong số đó, vẫn còn hàng tỷ người đang phải sống phụ thuộc vào tư tưởng, quan điểm của người khác, hàng tỷ người không biết cách vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải, và hàng tỷ người thậm chí còn chẳng nhận thức được những vấn đề còn tồn đọng trong chính mình.

Đừng làm tưởng rằng tuổi tác, sự nghiệp, tài sản hay những mối quan hệ có thể minh chứng được cho sự trưởng thành. Sự trưởng thành thực sự phải đến từ năng lực nhận thức.

Người trưởng thành là người có đủ năng lực để Tự Nhận thức được các vấn đề của mình, Tự chịu Trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, và Tự Giải quyết được các vấn đề mà mình gặp phải.

Sự giáo dục đúng đắn phải là những hoạt động giúp con người đạt được điều này. Đó là giá trị bền vững mà bất cứ con người nào cũng cần phải có để thực sự sống một đời sống vững vàng và tự chủ. 

Nếu như sự vững vàng và tự chủ của chúng ta còn phải phụ thuộc vào một chức vị, một công việc hay một mối quan hệ, thì trạng thái vững vàng, tự chủ ấy cũng chỉ là tạm thời, sẽ sớm mất đi khi ta mất đi những thứ mà ta đang nương nhờ. Chẳng có sự nghiệp, địa vị, vật chất hay mối quan hệ nào có thể giúp ta sống một cuộc đời tự chủ, vững vàng, đàng hoàng và hiên ngang. Chỉ có sự trưởng thành thực sự mới khiến ta dám sống như thế và sống được như thế. 

Trên nền tảng vững chắc là sự trưởng thành, ta mới có cơ hội đạt được Hạnh phúc Chân thật.

 

Bài đăng được trích lược từ cuốn Tầm Nhìn Giáo Dục của tác giả Trần Thế Công (chắp bút bởi Phạm Hồng Nhung). Bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc thêm tại đây
Tags: