"Tâm kinh mình thuyết cho mình" - An nhiên và tĩnh lặng trong từng giây phút hiện tại
"Tâm kinh mình thuyết cho mình" vừa được tái bản có chỉnh sửa bởi Nhà xuất bản Dân Trí và Saigon Books. Trước đó, năm 2014, Tâm kinh mình thuyết cho mình được Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành, thu hút sự quan tâm của độc giả.
Ai đó đã nói: Tình thương là thuốc chữa lành mọi nỗi đau. Bởi một khi có tình thương thì ta sẽ thao thức, sẽ làm gì đó, sẽ tìm phương cách giúp cho người khác bớt khổ và dứt khổ.

Tình thương không biên giới được hình thành từ sự hiểu biết. Vì mình biết người gây tạo lỗi lầm, phạm vào ác đạo sẽ có kết quả không tốt nhãn tiền hoặc chịu đọa đày trong những kiếp sau nên mình cảm thấy thương họ. Vì mình biết và hiểu như vậy nên tình thương của mình mới vô điều kiện, không còn đòi hỏi họ biết mình thương mà đối đãi với mình y như mình đã dành cho họ.

Tất nhiên, khi ấy lòng mình sẽ nhẹ tênh, sẽ có thể ôm hết thảy vạn loại chúng sinh vào lòng, vì ai cũng cần được thương, vì ai cũng đáng được thương như thế. Đơn giản bởi ai cũng có lúc mê lầm, tạo tội và khổ đau.

Nếu tình thương bắt nguồn từ hiểu biết, ta sẽ thấy chúng sinh đang khổ, đồng loại đang đau, đang đói, khát, muộn phiền,...thì mình sao nỡ gây thêm những nỗi đau như thế bằng cướp bóc hay làm hại người ta thêm nữa. Không những thế, từ sự hiểu biết ấy, ta sẽ có thể mở lòng sẻ chia, hoặc tập hợp những tấm lòng cùng chia sẻ, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xoa dịu những nỗi đau hiện diện nơi tâm người và vạn loại chúng sinh.

Ai đó đã nói: Tình thương là thuốc chữa lành mọi nỗi đau. Bởi một khi có tình thương thì ta sẽ thao thức, sẽ làm gì đó, sẽ tìm phương cách giúp cho người khác bớt khổ và dứt khổ.

Trong Phật pháp, việc chia sẻ với người khác, chúng sinh khác bao gồm bố thí tài vật, bố thí pháp và bố thí vô úy (bố thí sự bình an, không sợ hãi). Tất nhiên, ba pháp bố thí này không tách rời nhau, nương tựa nhau mà biểu hiện. Mình bố thí tài vật cũng là bố thí một bài pháp lành mang tên đừng bỏn xẻn – chớ ích kỷ mà không biết sẻ chia – đồng thời cũng giúp họ bình an đôi chút, giúp họ tin rằng cuộc đời này vẫn còn những sự quan tâm đến họ.

Nhận diện được điều đó ta sẽ thấy lòng mình trở nên rộng rãi, niềm tin vào con người không bị “xóa trắng” trong miền nhớ-nghĩ của mình. Khi đó, ta có thể gửi trao một chút tấm lòng bằng tịnh tài, tịnh vật hiến tặng, đơn giản chỉ vì mình biết ở nơi nào đó đang khổ đau, đang cần hơi ấm tình người. Hành động ấy, bạn tin không, nó giúp ta thấy bằng an vô ngần, nụ cười tự khắc nở trên môi mà không cần ai phải cù vào hông, chọc vào bụng mình.

Ảnh: Saigon books

“Tâm kinh mình thuyết cho mình”- Những trang sách giúp bạn tự chữa lành bản thân với những chia sẻ ngắn gọn, súc tích, những tâm tình thủ thỉ là cầu nối để bạn trở về an trú trong hiện tại với giây phút an nhiên và  tĩnh lặng

Về tác giả

Lưu Đình Long là biên tập viên Báo Giác ngộ, biết đến pháp môn Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh từ năm 2005.

Anh đã viết một số tác phẩm: Lắng nghe hơi thở (NXB Trẻ, 2012), Tâm kinh mình thuyết cho mình (NXB Hồng Đức, 2014) và Như mây thong dong (SaigonBooks và NXB Văn hoá - Văn nghệ, 2018

Tags: