Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng dạo gần đây một số người có tiếng trong giới công nghệ đã bắt đầu đặt ra câu hỏi này. Khi những lo ngại về ảnh hưởng của tự động hóa ngày càng tăng, một thứ gọi là “thuế robot”” đã được đặt ra. Vào tháng trước, nghị viện Châu u đang cân nhắc một dự thảo luật thuế robot cho các nước thuộc EU. Ngay cả Bill Gates gần đây cũng ủng hộ ý tưởng này.
Các đề xuất thì khác nhau, nhưng chúng đều có chung một tiền đề: Khi máy móc và thuật toán trở nên thông minh hơn, chúng sẽ ngày càng thay thế lực lượng lao động trong sản xuất. Thuế robot có thể làm tăng thêm thu nhập để đào lại những lao động đã bị loại bỏ, hoặc cung cấp cho họ một mức thu nhập cơ bản.
Tin tốt lành là ngày tận thế do robot gây ra còn lâu mới đến. Mặc dù có rất nhiều tiêu đề bài báo giật tít báo động rằng máy tính thông minh làm lung lay các vị trí công việc của chúng ta, các dữ liệu về kinh tế cho thấy rằng tự động hóa không xảy ra trên quy mô lớn. Tin xấu là, nếu xảy ra, nó sẽ tạo ra mức độ bất bình đẳng không thể tưởng tượng nổi.
Mối đe dọa thực sự của robot không phải là chúng sẽ trở nên ác độc và giết tất cả chúng ta - những gì mà Elon Musk lo lắng thao thức lúc nửa đêm. Cái mà chúng ta nên lo lắng là nó sẽ làm tăng sự bất bình đẳng trong tế đến mức cực đoan mà khiến cho phần lớn chúng ta có khả năng không thể sống nổi. Thuế robot có thể hoặc không thể là một chính sách quan trọng để ngăn chặn tình cảnh này xảy ra. Nhưng đó là khởi đầu tốt cho một cuộc trao đổi đối thoại.
Tự động hóa không phải một vấn đề mới. Vào cuối thế kỉ 16, một nhà phát minh người Anh đã phát triển một máy dệt kim được gọi là khung thả. Nếu làm bằng tay, công nhân chỉ có thể khâu được 100 mũi mỗi phút; với khung thả, năng suất trung bình của họ tăng lên tới 1000 mũi/phút. Đây là một mô hình cơ bản, được lặp đi lặp lại qua hàng thế kỉ: khi công nghệ phát triển, nó sẽ làm giảm lượng nhân công cần để sản xuất ra các loại hàng hóa.
Tuy nhiên cho tới tận bây giờ, hiện tượng này không tạo ra các cuộc khủng hoảng về việc làm. Đó là bởi vì tự động hóa có thể tạo ra công ăn việc làm như tiêu diệt chúng. Một ví dụ gần đây là các nhân viên ngân hàng: các máy ATM bắt đầu xuất hiện vào những năm 1970, nhưng tổng số nhân viên giao dịch đã thực sự phát triển kể từ đó. Vì các máy ATM làm cho chi nhánh hoạt động rẻ hơn, các ngân hàng mở thêm chi nhánh, dẫn đến số giao dịch viên nhiều hơn. Mô tả công việc đã thay đổi - giao dịch viên làm nhiệm vụ bán các dịch vụ tài chính của ngân hành nhiều hơn đếm tiền - nhưng công việc vẫn còn đó.
Điều khác biệt trong lần này là khả năng công nghệ sẽ trở nên tinh vi đến nỗi sẽ con người sẽ không còn việc gì để làm. Điều gì xảy ra nếu máy ATM của bạn không chỉ cung cấp cho bạn một trăm đô la, mà còn bán cho bạn một khoản thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh? Trong khi những tin đồn về trí tuệ nhân tạo thường bị thổi phồng quá mức thì đã có nhiều tiến bộ ý nghĩa hơn trong vài năm gần đây. Và chúng ta hoàn toàn có thể tưởng tượng rằng một bước nhảy vọt có thể xảy ra chứ không còn nằm xa xa phía đường chân trời. Thay vì chỉ đơn thuần là chuyển đổi công việc, công nghệ có thể loại bỏ nó. Thay vì làm cho nó có thể tạo ra sự giàu có hơn với ít lao động hơn, tự động hóa có thể làm cho nó có thể tạo ra sự giàu có mà không cần lao động.
Nhưng điều thật sự tệ hại khi có nhiều của cải mà không cần lao động công nhân? Nó phụ thuộc vào người sở hữu tài sản. Dưới chủ nghĩa tư bản, tiền lương là cách người lao động nhận được một phần của những gì họ sản xuất. Phần đó luôn luôn nhỏ, liên quan đến lợi nhuận chảy vào túi các chủ sở hữu tư bản. Và trong vài thập kỷ qua, nó trở nên nhỏ hơn: tỷ lệ thu nhập quốc gia đi vào tiền lương đã được thu hẹp dần, trong khi tỷ lệ chuyển sang tư bản đã tăng lên. Công nghệ đã làm cho công nhân làm việc hiệu quả hơn, nhưng lợi nhuận đã tăng lên. Năng suất tăng 80,4% từ năm 1973 đến năm 2011, nhưng mức lương theo giờ của công nhân thực tế trung bình chỉ tăng 10,7%.
Tự động hóa hàng loạt có nguy cơ làm những thứ trên tệ hơn rất nhiều. Nếu bạn nghĩ rằng sự bất bình đẳng là một vấn đề bây giờ, hãy tưởng tượng một thế giới mà người giàu có thể tự làm mình giàu có hơn. Tư bản giải phóng khỏi lao động có nghĩa là sự chấm dứt cho việc lao động, và cả tiền lương. Và không có lương, công nhân mất quyền tiếp cận duy nhất của họ đối với sự giàu có - chưa kể đến đó là phương tiện sống sót duy nhất của họ. Họ cũng mất quyền lực xã hội chính của họ. Khi công nhân kiểm soát các cơ sở sản xuất, họ có thể làm nó ngưng hoạt động. Cuộc đình công vẫn là công nhân vũ khí hiệu quả nhất, ngay cả khi họ hiếm khi sử dụng nó nữa. Một nền kinh tế hoàn toàn tự động sẽ làm cho họ trở nên thừa thãi mà còn mất đi quyền lực.
Trong khi đó, tư bản robot có thể giúp cho giới tinh hoa hoàn toàn cắt đứt mọi liên lạc với xã hội. Từ máy bay riêng tới hòn đảo tư nhân, người giàu đã dành rất nhiều chi phí để tự cách ly với những người khác. Nhưng ngay cả những hầm trú ẩn cao cấp kiên cố nhất thế giới cũng được nối với thế giới bên ngoài, miễn là khi tư bản cần lao động để sản xuất. Tự động hóa hàng hoạt có thể cắt đứt sợi dây nối này. Được trang bị vô hạn các khối tài sản khổng lồ mà không cần công nhân, giưới tinh hoa có thể tự phong ấn bản thân sau cánh cổng thiên đường, bỏ mặc đám đông thất nghiệp đang chết dần chết mòn.
Nếu viễn cảnh đó không đủ kinh khủng, hãy cân nhắc tới khả năng tự động hóa không chỉ làm những người lao động nghèo đói, mà còn hủy diệt luôn họ. Trong cuốn Bốn Tương Lai, Peter Frase suy đoán rằng những đám đông thừa thãi bên ngoài cánh cửa kia sẽ chẳng chịu đựng được bao lâu. Cuối cùng họ sẽ không thể chịu được nữa - và sau đó sẽ là rất nhiều cạm bẫy. “”Điều gì sẽ xảy ra nếu đám đông nguy hiểm nhưng không còn là tầng lớp lao động, và vì thế chẳng còn chút giá trị nào cho những người cầm quyền?”. “Cuối cùng ai đó sẽ nghĩ ra ý tưởng là phải loại bỏ chúng.” Tác giả gọi tương lai này bằng một cái tên đáng sợ: “chủ nghĩa tận diệt”, một thế giới được định hình bởi “”cuộc chiến tranh diệt chủng của người giàu với người nghèo.”
Bức tranh thế giới u tối không tưởng đó nghe có vẻ giống khoa học viễn tưởng, nhưng nó hoàn toàn khớp với quỹ đạo của chúng ta bây giờ. Công nghệ xung quanh robot và trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục cải thiện - nhưng nếu không có thay đổi chính trị đáng kể, kết quả sẽ đi từ xấu đến tận thế cho hầu hết mọi người. Đó là lý do tại sao những tranh cãi gần đây về thuế robot đáng được coi trọng.
Robot giết chết việc làm là điều tốt, nói cách khác, miễn là của cải chúng sản xuất ra được phân phối đồng đều. Một báo cáo của Oxfam phát hành hồi đầu năm nay cho thấy tám người giàu nhất thế giới sở hữu nhiều tài sản như hơn một nửa nhân loại. Hãy tưởng tượng những con số đó sẽ trông như thế nào nếu tự động hóa tăng tốc. Tại một thời điểm nào đó, một số tỷ phú có thể kiểm soát gần một trăm phần trăm của cải của xã hội. Sau đó, có lẽ ý tưởng rằng của cải nên được sở hữu bởi nhiều người, chứ không phải độc quyền bởi vài người, và chúng ta có thể thực hiện một chút phân phối lại cần thiết - trước khi chủ nghĩa tư bản robot giết chết tất cả chúng ta.
Theo The Guardian.
M.Đ.