Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có nhiều điều khiến bạn phải bận tâm. Làm thế nào vượt lên nỗi sợ của mình để hành động?
Luôn than vãn là cách bạn từ chối hành động. Lo lắng là cách bạn che giấu nỗi sợ. Ba nỗi sợ lớn nhất là: sợ mất những gì đang có, sợ bị đe dọa, sợ bị hãm hại. Những thất bại liên miên khiến bạn biến thành kẻ bảo thủ, luôn đề phòng những rủi ro chỉ vì đèn báo động “nỗi sợ” kêu tinh tinh. Sự lo lắng và sợ hãi luôn khiến bạn trì hoãn hành động.
Hãy biết rằng: Bạn là những gì mình sống và cống hiến.
Chúng ta thường từ chối lắng nghe người khác vì chỉ muốn người khác nghe mình. Nhưng người khác không giúp bạn có được điều mình muốn. Chính bạn phải dỏng tai lên để biết mình muốn gì. Cuộc sống không như ý thì phải có lí do để bước đi. Hãy lắng nghe mình muốn gì để đi cho đúng.
Kỹ năng lắng nghe thật ra rất khó. Sự im lặng là một cực hình và người ta thường bứt khỏi tình trạng đó bằng việc nói. Vì thế, thường người ta thích nói hơn nghe. Và nữa, ta thường không biết nhu cầu của mình.
Chúng mua sắm rất nhiều, tiêu biết bao nhiêu nhưng rốt cuộc vẫn không thấy thỏa mãn. Chúng ta yêu rất nhiều nhưng luôn cảm thấy thiếu tình cảm. Bạn đặt ra rất nhiều câu hỏi nhưng chưa bao giờ tìm thấy câu trả lời. Nếu có thể lắng nghe bản thân thật tốt, bạn sẽ biết cách làm thế nào để nói ra nhu cầu của mình với người xung quanh. Bạn sẽ bớt đi nhiều những buồn bực và giận hờn vô cớ.
Hãy gạt bỏ âu lo và đặt cho mình như câu hỏi. Nó giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ vụn vặt để đặt tâm mình vào việc chính. Bạn có thể định hình những gì mình cần làm trong tương lai.
Cuộc sống thật ra không phức tạp lắm nếu bạn biết lắng nghe chính mình, nhận biết rõ nhu cầu, và nói nó ra với người khác. Bạn sẽ có động lực để hành động. Cuộc sống của người hành động luôn thực dụng, thực tế và tích cực.
Chăm chỉ là đức tính tốt, nhưng chỉ chăm thôi còn thiếu, bạn phải vượt qua ranh giới của bản thân để hành động.
Có những người luôn lo lắng mà trì hoãn hành động. Thực tế nó là tâm lí của số đông. Bạn không cần phải làm như vậy. Hãy bắt đầu lập kế hoạch cho những việc mình làm hôm nay và ngày mai, để nếu có gì sai thì còn biết chỉnh lại.
Biết đặt ra kế hoạch và làm theo kế hoạch sẽ giúp lí trí bạn tỉnh táo hơn nhiều phần. Chẳng hạn, nếu bạn có kế hoạch đi du lịch vào năm sau, hãy lên những việc cần làm, số tiền cần chuẩn bị và đâu là những việc cần làm để đạt đến điều đó. Sau khi đã lên rõ kế hoạch, hãy bắt tay thực hiện ngay, tránh các xao lãng “linh tinh” để có được điều bạn cần.
Nếu có thể đặt ra các kế hoạch và làm theo đó, bạn sẽ dần có kỉ luật hơn. Kỉ luật có tốt không? Kỉ luật tạo ra năng lượng. Người có kỉ luật luôn tràn đầy năng lượng để hành động. Trong công ty, có một nhân viên kỉ luật chính là có một mỏ vàng. Các ông chủ cần giữ chân những nhân viên này. Vì họ là trụ phát sóng năng lượng cho các nhân viên khác. Họ ở đâu, công việc luôn được hoàn thành, tiến độ thì rất nhanh, mọi người thì chăm chỉ hơn rất nhiều.
Bạn thấy đấy, việc đặt ra các kế hoạch và làm theo đúng như vậy không chỉ giúp bạn hoàn thành các công việc đúng hạn. Nó còn giúp cuộc sống của bạn có trật tự, năng lượng sống, một công việc mơ ước và uy tín. Cuộc sống với những điều, có phải dễ dàng hơn RẤT NHIỀU không?
Trong mối quan hệ, chúng ta thường muốn rất nhiều thứ, nhưng lại quên mất người thân của mình cần gì. Việc chỉ thu vén cho bản thân sẽ tạo ra tính ích kỷ.
Tính ích kỷ này sẽ ngăn cản bạn trở thành con người hành động có hiệu quả. Bạn không thể làm mọi thứ một mình, mà cần có mạng lưới quan hệ và giao tiếp với họ thường xuyên.
Thay vì chăm chăm vun vén cho lợi ích của bản thân, hãy biết đối phương cần gì. Cuộc đời là thế, mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu chúng ta sống tử tế và bao dung. Chẳng hạn, những thứ gì không dùng, đừng vội vứt lung tung. Bạn có thể dùng nó để trao đổi với người khác với tinh thần hợp tác. Họ và bạn dù khác nhau, vẫn sẽ có điểm chung. Quan trọng là cùng nhau đi đến mãi về sau. Biết cái họ cần và kết thân bằng cách cho họ điều họ muốn, bạn sẽ biết cách lôi cuốn những người ở bên.
Cuộc sống dù chỉ có vài người bạn nhưng ai cũng sẽ giúp bạn lúc hoạn nạn. Đấy là kết quả của cả quá trình bạn biết người khác cần gì.
Trong cuộc sống, nếu có thể cho đi, thì sẽ nhận lại. Bạn sẽ có được thứ mình cần nếu biết cho cái người khác muốn. Bằng cách đó, bạn mới có thể thiết lập mạng lưới quan hệ và có cuộc sống chất lượng hơn.
Ai cũng có những chướng ngại cần vượt qua, quan trọng là vượt thoát khỏi giới hạn bản thân để chân thành với mọi người, bỏ đi tính lười. Từ đó, bạn mới có thể kiên quyết hành động. Thế giới là những giao diện sống, và không thể chỉ đi theo số đông, những hành động của bạn sẽ quyết định cuộc đời bạn.
Chần chừ gì nữa, nếu có việc gì cần làm, hãy hành động ngay bây giờ.
CORVI
3 phép giao tiếp tích cực làm lay động mọi trái tim
Thành công là cơ hội tiếp tục trưởng thành
Trước khi đọc được suy nghĩ của người khác, phải biết mình cần quan sát gì