Phán đoán lời nói dối qua 8 động tác của bàn tay
Phán đoán lời nói dối qua 8 động tác của bàn tay
Khi một người nào đó nói dối, trong lòng họ sẽ có áp lực, nói dối sẽ khiến họ cảm thấy bất an. Để không khiến cho đối phương nghi ngờ, họ thường cố gắng khống chế biểu cảm trên gương mặt, nhưng sự căng thẳng là thứ không thể kiểm soát một cách chủ quan được, nó cần có một lối thoát để giải phóng, mà lối thoát này rất có thể sẽ nằm trên chính động tác của bàn tay.
Giải mã hành vi, bắt gọn tâm lý
(22 lượt)

Thông qua sự tích lũy và tổng kết trong thời gian dài, các chuyên gia tâm lý đã quy nạp được tám kiểu động tác tay biểu hiện cho hành vi nói dối như dùng tay che miệng, chạm vào mũi, gãi tai… Những động tác tay không thể khái quát hết những hành động được thực hiện khi con người muốn nói dối, thậm chí có một số người còn không hề thực hiện những động tác này khi họ nói dối, nhưng khi có ai đó thực hiện những động tác này, thì có nghĩa rằng lời nói của họ có vấn đề.

Chỉ cần nhìn hành động sẽ nắm bắt được tâm lý, điều quan trọng là bạn cần quan sát đối phương thật tỉ mỉ và phân tích thật nhanh diễn biến tâm lý của họ. Tìm hiểu ngay 8 dấu hiệu cho thấy đối phương đang không trung thực khi nói chuyện với bạn dưới đây:

  • Dùng tay che miệng

Dùng tay che miệng một cách vô thức, biểu thị rằng người nói đang có ý muốn giữ lại những lời nói dối trong miệng. Dù cho họ che miệng bằng mấy ngón tay hay cả nắm tay, ý nghĩa biểu hiện ra của hành động này cũng không thay đổi. Giả sử một người tự dùng tay che miệng mình trong khi đang nói chuyện, thì rất có thể người đó đang nói dối, còn nếu như trong lúc bạn đang nói mà đối phương đưa tay lên che miệng, thì có thể người đó cảm thấy bạn có chuyện muốn che giấu.

  • Chạm vào mũi

Động tác này chỉ biểu hiện dùng tay sờ nhẹ dưới mũi một cách nhanh chóng, hoặc cũng có lúc chạm nhẹ một chút. Các nhà khoa học tại Tổ chức nghiên cứu và trị liệu khứu giác và vị giác ở Chicago, Mỹ, phát hiện ra trong khi một người nói dối sẽ giải phóng ra một chất hóa học có tên là catecholamines, làm giãn nở các tế bào trong khoang mũi, khiến cho các dây thần kinh trong mũi gửi tín hiệu thông báo cảm giác ngứa ngáy lên đại não. Do đó, người đó sẽ liên tục chạm tay vào mũi để làm dịu cơn ngứa. Đương nhiên, hành động chạm tay vào mũi cũng cần được phân tích dựa vào việc kết hợp với trạng thái sức khỏe của mỗi cá nhân, những người đang bị dị ứng phấn hoa hoặc cảm cúm cũng sẽ có hành động tương tự.

  • Đặt ngón tay lên môi

Động tác này có mối liên quan nhất định đến việc bú sữa mẹ lúc còn nhỏ, là một khát khao có được cảm giác an toàn trong tiềm thức. Khi phải đối mặt với những áp lực lớn chúng ta thường làm như vậy, vì thế, nếu trong lúc nói chuyện đối phương thực hiện động tác này, bạn có thể đưa ra lời hứa, sự đảm bảo hoặc khích lệ để đối phương nói ra sự thật.

  • Dùng tay dụi nhẹ vào mắt

Khi một người nhìn thấy những việc chướng mắt, con người không dùng còn tay che mắt nữa, mà sẽ dùng tay dụi nhẹ mắt. Đại não dùng hành động dụi mắt này để ngăn bản thân nhìn thấy những hành vi lừa đảo, hoài nghi, những điều khiến con người trở nên không vui vẻ hoặc để tránh phải đối mặt với người bị lừa dối. Khi một người đàn ông làm động tác này, biểu hiện ra bên ngoài sẽ là không ngừng dụi mắt, nếu điều anh ta muốn che giấu quá lớn, anh ta có thể quay mặt đi chỗ khác, còn với phụ nữ thì thường là hành động chớp nhẹ mắt.

  • Gãi tai

Hành động gãi tai cũng có rất nhiều kiểu, bao gồm không ngừng cọ tay vào vành tai, đưa ngón tay vào sâu trong lỗ tai để ngoáy tai, kéo dái tai, nhét vành tai vào trong che lỗ tai… Hành động này thể hiện đối phương đang nghe phải những điều bản thân không muốn nghe, nên dùng tay che tay hoặc kéo dái tai để ngăn cản việc bản thân họ nghe được những điều mà bản thân không muốn chấp nhận. Hành động này cũng biểu hiện cho sự bối rối khi ai đó chuẩn bị nói ra những điều không có thật.

  • Nghịch cổ áo

Việc nói dối thường gây nên cảm giác ngứa ngáy ở vùng mặt và vùng cổ, cho nên người nói không thể không ngừng chạm vào hoặc gãi nhẹ những khu vực này để làm giảm cảm giác ngứa ngáy. Hành động dùng tay gãi nhẹ cộng với nỗi sợ bị phát hiện ra đang nói dối khiến cho tâm lý của họ trở nên vô cùng căng thẳng, dẫn đến huyết áp tăng cao, như vậy vùng cổ sẽ không ngừng đổ mồ hôi, phát lạnh, cho nên họ sẽ bắt đầu liên tục nghịch cổ áo, để làm giảm những vấn đề này. Do đó, nếu một người không ngừng nghịch cổ áo trước mặt bạn, thì về cơ bản bạn có thể nhận định người đó đang nói dối.

  • Gãi cổ

Các chuyên gia nghiên cứu hành vi phát hiện ra rằng, mỗi khi thực hiện động tác gãi cổ, con người thường có cảm giác ngờ vực và cảm xúc bất định, cũng có nghĩa là họ đang có sự nghi ngờ với đối phương. Trong quá trình giao tiếp, khi một người vừa gật gù vừa gãi cổ, hành vi này thể hiện sự mâu thuẫn kỳ lạ. Ví dụ, một người nào đó nói “Bạn cứ yên tâm đi, đến lúc đó tôi nhất định sẽ giúp bạn”, nhưng đồng thời lại đưa tay lên gãi cổ, vậy thì chúng ta có thể nhận định rằng họ chỉ nói cho có lệ vậy thôi

Cuốn sách "Giải mã hành vi, bắt gọn tâm lý" sẽ giúp bạn nhìn thấu tâm lý đối phương

Những dấu hiệu trên có thể bạn đã bắt gặp hàng ngày nhưng đôi khi lại không nhìn ra ý nghĩa của hành động và thái độ của người nói đằng sau những cử chỉ đó. Bạn có thể tìm hiểu về cách phát hiện và nắm bắt tâm lý đối phương qua 23 thủ thuật  trong cuốn sách Giải mã hành vi bắt gọn tâm lý. Cuốn sách là một tài liệu thực hành về tâm lý học hành vi, lý giải trạng thái tâm lý của một người trên góc độ phân tích tâm lý, có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực như giao tiếp xã hội, quản lý tổ chức,... Mời bạn tìm đọc./.

Tags: