Qua những hình ảnh minh họa 300 tuyệt tác sống động, cùng tên tuổi của 50 nghệ sĩ bậc thầy, khi lật giở từng trang của “Lịch sử Mỹ thuật Trung Hoa”, bạn đọc sẽ được khám phá và thưởng ngoạn hành trình kiến tạo và phát triển của hội họa, điêu khắc, thư pháp và kiến trúc; đồng thời hiểu được bối cảnh văn hóa xã hội của từng thời kỳ đã định hình nên những tác phẩm vượt thời gian, các thủ pháp, tinh thần và mục đích của nền mỹ thuật Trung Hoa.
Cuốn sách trải qua 14 phần với lời mở đầu, lời bạt, nguồn gốc nghệ thuật và 11 chương chính trình bày về mỹ thuật qua các triều đại lớn:
Mỹ thuật Trung Quốc có những đặc điểm rất riêng và khác với mỹ thuật Phương Tây. Đặc trưng của các tác phẩm mỹ thuật Trung Quốc là nội dung phong phú, một lời khó diễn tả hết. Có những điểm quan trọng như: Từ tả thực đến tả tâm.
Sự phát triển của mỹ thuật Trung Quốc, xét về mặt thể hiện cảm xúc, đã trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: theo đuổi hình tự - theo đuổi cái giống về mặt hình thức bên ngoài; Giai đoạn thứ hai: dùng hình tả thần - dùng hình thức để diễn tả thần thái; Giai đoạn thứ ba: tâm họa - khắc họa nội tâm.
Nét tinh túy của hội họa Trung Quốc là khí vận sinh động - nói một cách đơn giản nhất đó là “sống”, tức là sức sống. Có thể nói, nếu không hiểu “khí vận sinh động” thì không thể hiểu được hội họa Trung Quốc. Người Trung Quốc nhìn thế giới bằng tinh thần của sự sống.
Đặc trưng nổi bật của hội họa Trung Quốc là sự gắn kết chặt chẽ với triết học. Triết học Trung Quốc ẩn trong nghệ thuật, nghệ thuật Trung Quốc là sự nối dài của triết học. Trở thành một người tốt với tâm hồn trong sáng là mục đích cao nhất của hội họa Trung Quốc và cũng là mục đích cao nhất của cuốn sách này.
Ngoài ra, cuốn sách còn được thiết kế đặc biệt với áo bìa in bằng giấy nến, có hai mặt gồm mặt ngoài là nội dung bìa ngoài và mặt trong là các tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ đại diện cho từng thời kỳ trong lịch sử Mỹ thuật Trung Hoa.
Cuốn sách này không chỉ dành cho những người đam mê tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật Trung Quốc nói chung, mà còn tìm thấy những ý nghĩa trong triết học Trung Quốc thông qua các tác phẩm.