Nói rộng ra, chúng ta khó có thể tưởng tượng bản thân mình là người tử tế, tốt bụng nhưng lại vẫn nghèo.
Tuy nhiên, liệu điều này có đang là thực tế chúng ta vẫn thấy hay không? Liệu chúng ta có cảm thấy tự căm ghét chính bản thân mình chỉ vì đồng lương mà chúng ta có được chẳng đáng là bao hay không?
Để tìm được câu trả lời, chúng ta phải xem xét đến khía cạnh kinh tế và đặc biệt là về cách xác định mức lương. Và đây là những điều đáng chú ý: Tiền lương không được tính toán dựa trên giá trị của con người hay sự đóng góp đối với xã hội. Tiền lương chỉ đơn giản là số tiền bạn được nhận sau khi hoàn thành công việc. Bất cứ ai có thể làm được nhiệm vụ đó, họ đều được hưởng mức lương như vậy.
Liệu chúng ta có cảm thấy tự căm ghét chính bản thân mình chỉ vì đồng lương mà chúng ta có được chẳng đáng là bao hay không?
Tuy nhiên, nếu nhiều người có thể hoàn thành một công việc nào đó thì số tiền mỗi người nhận được có thể ít hơn.
Và nếu quá ít người có thể làm được công việc này thì điều này cũng giống như việc đá một quả bóng vào lưới từ khoảng cách 60m, đương nhiên, nhu cầu tăng cao thì tiền lương cho người nhận làm cũng được tăng lên.
Trên thực tế, tiền lương không phải là thước đo chính xác cho giá trị con người. Yếu tố quyết định tiền lương cao hay thấp dựa trên quy luật cung – cầu.
Chúng ta có thể không dễ dàng gì thay đổi thu nhập của mình nhưng chúng ta có thể điều chỉnh lại cách suy nghĩ về thu nhập.
Chúng ta có thể thay đổi cách đánh giá mức lương tối thiểu, sử dụng trí tưởng tượng để ghi nhớ và giữ trong đầu tất cả những gì không thể xác định được bằng lương trong cuộc sống của chúng ta và của những người khác: trí thông minh, sự tận tâm, nỗ lực cống hiến, sự đồng cảm, sức sáng tạo của mỗi người.
Chúng ta nên sớm nhận ra mình đã dành bao nhiêu thời gian xung quanh một ai đó ở nơi làm việc và hiểu được những tính cách của họ ra sao. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế rằng: số tiền chúng ta kiếm được không thể hiện rõ chúng ta là ai.
Theo The Book of life
Minh Phương