Nghệ thuật sống thế kỷ 21: Lời khuyên từ triết học Khắc kỷ
Nghệ thuật sống thế kỷ 21: Lời khuyên từ triết học Khắc kỷ
Vài người trong số chúng ta đang căng thẳng đầu óc, số còn lại thì đang phải quần quật làm việc, hoặc cố gắng vượt qua nỗi đau thất tình. Bất kể đó là chuyện gì đi chăng nữa, trí tuệ của những con người theo trường phái khắc kỷ có thể giúp chúng ta cải thiện tình hình.

Những người theo trường phái triết học cổ đại đầy khó hiểu này là những nhân vật trung tâm trong những khó khăn cam go nhất trong lịch sử, từ Cách Mạng Pháp đến Nội Chiến Mỹ và cả những nhà tù tại Việt Nam. Bill Cliton đọc cuốn sách Suy ngẫm (Meditations) của vị Hoàng đế La Mã theo chủ nghĩa khắc kỷ Marcus Aurelius mỗi năm một lần, và đã trao một bản tới tay Hillary như một sự an ủi tinh thần sau khi bà thất bại cay đắng trong cuộc đua giành chức tổng thống vừa rồi.

Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học được sáng lập ở Athens vào đầu thế kỷ thứ III và sau đó được phát triển ở Rome, nơi mà ở đó nó đã trở thành một phương pháp thực tiễn giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Thông điệp chính của trường phái này là chúng ta đừng kiểm soát điều xảy đến với chúng ta; mà hãy kiểm soát cách mà chúng ta phản ứng với điều đó.

Những người theo trường phái khắc kỷ thời xưa thật sự đã suy tư và chắp bút viết về một thứ: sống như thế nào. Những câu hỏi mà họ đề ra chẳng huyền bí cũng như không mang tính học thuật gì cả, chỉ là những câu hỏi thực tiễn trong đời sống: “Tôi nên làm gì khi tức giận đây?”, “Tôi nên làm gì nếu bị sỉ nhục?”, “Tôi sợ chết; tại sao lại thế nhỉ?”, “Làm cách nào để xử lý tình huống khó khăn trước mắt?”“Làm cách nào để tận dụng hợp lý quyền lực hoặc thành quả của tôi?”

 


Vài lời khuyên về việc sống như thế nào dưới thời bạo chúa cũng được nêu ra (“Tôi có thể sẽ ước tôi không bị tra tấn, nhưng nếu thời khắc ấy đến, tôi sẽ ước tôi chịu đựng được đòn tra tấn một cách ngoan cường cùng sự dũng cảm và lòng tự trọng” - triết gia La Mã Seneca). Những điều đấy khiến triết học khắc kỷ vô cùng phù hợp với thời đại mà chúng ta đang sống.

 

Bill Clinton đọc cuốn Meditations của vị hoàng đế La Mã theo chủ nghĩa khắc kỷ Marcus Aurelus hằng năm

 

Trong khi từ “khắc kỷ” trong Việt ngữ (“stoicism” trong Anh ngữ) dường như đã là từ tốt nhất để miêu tả ý nghĩa của nỗi bất công, ý nghĩa của từ này đã bị đánh đồng một cách sai lệch với sự nghiêm khắc và thiếu cảm xúc. Thật ra, ta đang thực sự cần trí tuệ từ triết học khắc kỷ trong cuộc sống hiện tại hơn bao giờ hết.

Khi các phương tiện truyền thông nhấn chìm chúng ta với một lượng lớn các thông tin, hãy nhớ đến Epictetus, một triết gia La Mã khác, với câu nói: “Nếu bạn muốn cải thiện tình hình, hãy trở nên ngây thơ và ngu ngốc khi gặp những vấn đề chẳng liên quan.” Khi chúng ta cảm thấy ai đó trở nên vô cùng thô lỗ và ích kỷ, Marcus Aurelius mong chúng ta nhớ đến những thời điểm mà chính chúng ta đã từng như thế – và cách đáp trả tốt nhất đơn giản là “đừng hành xử giống vậy”.

Khi xã hội ngày càng có xu hướng chú ý vào thành quả và tiền bạc, lời nhắc nhở của Seneca nhắn gửi đến người cha dượng của mình, người vừa bị hạ thấp địa vị xã hội: “Tin con đi, thiết lập thế cân bằng cho chính cuộc đời của cha sẽ tốt hơn là cố gắng làm thế với thị trường lúa gạo.”

Câu từ - thường nằm trên những lá thư riêng hay nhật ký – và các bài diễn thuyết của những bậc triết gia thể hiện rằng họ - những người theo chủ nghĩa khắc kỷ - đã thật sự tranh đấu để nhận lấy câu trả lời thực tế, sống động. Họ giữ vững bổn phận và danh dự như là một nghĩa vụ bắt buộc và họ tin rằng mỗi chướng ngại mà họ phải đối mặt đơn giản chỉ là một cơ hội để thử thách và cải thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

 

Bây giờ chủ nghĩa khắc kỷ đang tìm sự hưởng ứng từ những con người mới. Vào tháng trước ở New York, hội nghị Stoicon đã được công nhận là cuộc hội họp lớn nhất trong lịch sử của những người theo chủ nghĩa khắc kỷ.

Thể loại triết học này không phải là theo đuổi vẩn vơ lý tưởng nào đó mà là một công cụ vĩ đại. Như Seneca từng nói: “Tôi tìm cái thiện và cái ác ở đâu? Nó không nằm trong cái vĩnh hằng không thể kiểm soát mà nằm trong những sự lựa chọn của chính bản thân tôi.”

Trạm Đọc

Theo The Guardian