Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Những mảnh ghép lắng đọng của bức tranh đa sắc
Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Những mảnh ghép lắng đọng của bức tranh đa sắc
'Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…” Cuốn sách là những nhịp đập chân thành của cảm xúc và sự thấu hiểu sâu sắc những cung bậc của đời sống.
Ngay từ tựa đề, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” gợi nhắc cho người đọc đến miền tâm thức sâu thẳm. Thế nhưng, cuốn sách lại là sự tổng hòa của những gì vừa sâu lắng, lại dung dị, gần gũi với cuộc sống đời thường của mỗi người. Cuốn sách còn là bức tranh đa sắc, dung hòa giữa cảm xúc chân thành và lí trí sắc sảo, được đúc kết từ những trải nghiệm thực tế dày dặn của tác giả.
 

Để có được sự dung hòa trọn vẹn ấy, có lẽ cũng xuất phát từ việc Phạm Lữ Ân – tác giả của cuốn sách cũng là bút danh của cặp vợ chồng Đặng Nguyễn Đông Vy và Phạm Công Luận. Với kết cấu từng câu chuyện nhỏ lồng ghép những bài học lớn, cuốn sách như một lời gửi gắm chân thành của tác giả đến độc giả.

 

“Nếu biết trăm năm là hữu hạn” đặc biệt phù hợp với người trẻ tuổi, những người vẫn còn băn khoăn trăn trở trước muôn nẻo ngã rẽ của tương lai

 

“Nếu biết trăm năm là hữu hạn” đặc biệt phù hợp với người trẻ tuổi, những người vẫn còn băn khoăn trăn trở trước muôn nẻo ngã rẽ của tương lai. Phạm Lữ Ân viết chân thành và mộc mạc, từng câu chuyện nhỏ như một bức thư mà bậc cha mẹ muốn gửi đến người con của mình. Tác giả có sự thấu hiểu sâu sắc về những băn khoăn của người trẻ trong một xã hội với nhịp sống vội vã, khi người ta dường như lướt qua nhau quá nhanh. Nỗi cô đơn chống chếnh, sự lỡ nhịp của cuộc đời, câu hỏi về sự trưởng thành, tình yêu,…tất cả đều được lý giải trong cuốn sách mỏng những lại chứa đầy sức nặng này.

 

"Người ta gọi tuổi mới lớn là 'tuổi biết buồn'. 'Biết buồn' tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc.

 

Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng.

 

Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui...".

 

 

Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui.

 

 

40 câu chuyện nhỏ, 40 mảnh ghép để người đọc có thể tìm thấy mình, thấy như câu chuyện của chính những người xung quanh mình. Một cậu bạn băn khoăn trong việc nỗ lực để trở nên “trưởng thành” hơn. Một cô bé đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp của cuộc đời. Một khoảnh khắc của hoài niệm ấu thơ yên ả, một cái nắm tay của yêu thương, một mối tình dang dở không rõ hồi đáp,…Phạm Lữ Ân đã gom nhặt những cảm xúc, bắt lấy những khung hình của cuộc sống để viết nên dòng thật thơ mà cũng chân thật đến cảm động.

 

“Mary Tyler Moore đã nói rằng: “Đôi khi, bạn phải quen biết một người thật sự sâu sắc mới có thể nhận ra đó là một người hoàn toàn xa lạ”. Cuộc sống đang chảy về phía trước. Ta đổi thay và bạn cũng đổi thay. Sự chia xa âu cũng là lẽ thường tình của đời sống, có rồi lại mất, đến rồi lại đi. Vì thế sẽ có những tình bạn keo sơn kéo dài đến tận khi ta lìa cuộc đời với mái đầu trắng, nhưng cũng có những người chỉ gắn kết với nhau trong một đoạn đời nào đó, rồi thôi.

“Những người bạn của cuộc đời

Có người như tấm gương

Có người như cái lược

Có người như con dao

Có người như ngụm nước…”

 

Không chỉ là cuốn sách lý tưởng dành cho những người trẻ đầy trăn trở, cuốn sách nuôi dưỡng những hạt giống “chân”, “thiện”, “mỹ”, để cuộc đời mỗi người thêm nhiều yêu thương, thông cảm và khoan dung.

Không chỉ là cuốn sách lý tưởng dành cho những người trẻ đầy trăn trở, cuốn sách nuôi dưỡng những hạt giống “chân”, “thiện”, “mỹ”, để cuộc đời mỗi người thêm nhiều yêu thương, thông cảm và khoan dung.

 “Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh khi. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng...

Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại... Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt lại những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân.”

 

 

Có bao giờ bạn tự hỏi “Tình yêu thực sự là gì?”, “Tình bạn thực sự là gì?”, “Hạnh phúc là chi?” “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó

Có bao giờ bạn tự hỏi “Tình yêu thực sự là gì?”, “Tình bạn thực sự là gì?”, “Hạnh phúc là chi?” “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó:

Mọi vật có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tắm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động.

Xuân qua hè tới. Đông sang thu về.

Đừng nôn nóng khi nhìn thấy những loài cây đã khoe lá khoe hoa. Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa.

Vì thế, dù cuộc sống có trôi nhanh đến mấy, em nhớ để dành trong đời mình những khoảng lặng chờ đợi. Không chỉ như chờ đèn xanh bật sáng ở ngã tư, mà như chờ rượu chín rồi hãy uống.

Như chờ tình đến rồi hãy yêu.

“Nếu biết trăm năm là hữu hạn” chính là món quà vô giá cho những người đang tìm kiếm phương hướng của cuộc sống, những người đang đứng giữa những giây phút khó khăn muốn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn mình. Đặc biệt, là món quà cho bất kì ai muốn sống những ngày ý nghĩa hơn, vị tha hơn, một cuộc sống thực sự đáng sống.

Để kết lại bài viết, tôi xin gửi đến bạn một bài thơ trích trong “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”. Hy vọng rằng mỗi ngày chúng ta sống, đó sẽ là những ngày thật ý nghĩa. Để mỗi khoảnh khắc của cuộc đời dù là ngắn ngủi, dù là hữu hạn, nhưng ta sẽ không phải nuối tiếc vì đã không sống đủ sâu, đủ chân thành với chính lòng mình, với những ước mơ, khát vọng sâu thẳm trong ta.

 Để mỗi khoảnh khắc của cuộc đời dù là ngắn ngủi, dù là hữu hạn, nhưng ta sẽ không phải nuối tiếc vì đã không sống đủ sâu, đủ chân thành với chính lòng mình, với những ước mơ, khát vọng sâu thẳm trong ta.

 

“Đã qua mất rồi bao cơ hội được yêu…”

…Vì những thứ tầm thường ta đổi bao điều vô giá

Đổi cô đơn lấy những cuộc gặp gỡ chẳng cần chi

Đổi chiếc hôn lấy tiếng cười đùa trống rỗng

Đổi nỗi dịu êm lấy những phút hội hè

Đã qua mất rồi bao cơ hội được yêu

Làm sao kéo về dù chỉ một vầng trăng đã lặn…

Tiếng cu gù – BLAGA DIMITROVA

 Minh Tâm

Tags: