Muốn cải thiện năng suất đọc sách, hãy 'đánh lừa' bộ não bạn đúng cách
Muốn cải thiện năng suất đọc sách, hãy 'đánh lừa' bộ não bạn đúng cách
Ngoài cách tìm một nơi yên tĩnh và ngập tràn sách như thư viện, bạn hoàn toàn có thể thử áp dụng các mẹo tâm lý dưới đây để nâng cao năng suất đọc sách hơn nữa.

Gần như trong quãng thời gian bắt đầu trưởng thành, có lẽ tôi đọc được 5 cuốn sách/ năm, nếu may ra tôi có thời gian đọc. Tôi thường đọc một hai cuốn khi đi du lịch, và có những cuốn nằm rải rác xung quanh giường đến tận vài tháng.

Và năm ngoái, tôi thực sự khá là shock khi phát hiện ra mình đã đọc được 50 cuốn sách. Vì thế năm nay, tôi hướng mục tiêu đến con số 100. Tôi chưa cảm thấy mình tràn trề sức sáng tạo đến thế, tôi trở thành một người cha tuyệt vời hơn, và số tác phẩm tôi viết ngày một nhiều. Có lẽ lượng sách tôi đọc tăng lên đã trở thành cú hích domino tác động lớn lên những mặt khác trong cuộc sống của tôi.

Và tôi thấy thất vọng. Tại sao tôi phải chờ đến 20 năm mà không thực hiện việc đọc sách sớm hơn nhỉ?

Thế giới hiện giờ đang chú trọng vào kĩ năng đọc lướt và nắm lấy ý chính thay vì đọc kĩ, đọc sâu, và tôi đã dành một khoảng thời gian để tìm hiểu những dấu hiệu đã thay đổi một cách đáng kể thói quen đọc sách của tôi. Tôi phát hiện ra rằng, tôi là một người ngâm cứu sách không hề nhanh.

Và dưới đây là những lời khuyên giúp bạn tìm được phương pháp đọc phù hợp với nhịp sống hàng ngày của bạn, dựa theo những hành vi, thói quen mà tôi thay đổi.

 

1. Tập trung đọc sách khi ở nhà

 

Năm 1998, nhà tâm lý học Roy Baumeister và đồng nghiệp đã thực hiện thí nghiệm "Bánh quy chip socola và củ cải”. Họ tách các đối tượng thành ba nhóm và yêu cầu họ không được ăn bất kì thứ gì trong ba tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu thí nghiệm. Nhóm 1 được đưa bánh quy socola chip và củ cải, và họ chỉ được phép ăn mình củ cải. Nhóm 2 được cho đồ tương tự nhưng được phép ăn bất kì đồ mình thích trong hai thứ đó. Nhóm 3 thì không được đưa đồ ăn nào cả. Sau đó, các nhà nghiên cứu đưa ra một câu đố vốn dĩ không thể giải được cho cả ba nhóm và quan sát xem mỗi đội trụ được bao lâu. Và kết quả không ngạc nhiên lắm khi mà đội 1, đội mà đã dành hết ý chí tránh xa loại bánh quy, đã chịu thua sớm nhất.

Ví dụ này thì liên quan như thế nào với việc đọc sách? Tôi đang tưởng tượng một chiếc TV đang nằm ngay ngắn ở phòng khách giống y như một đĩa bánh quy socola chip vậy. Những kênh truyền hình hấp dẫn chào mời chúng ta, khiến ý chí đọc sách cũng biến đi đâu mất.

Bài thơ “Chiếc ti vi” của Roald Dahl cũng đã nói lên tất cả:

Ôi trời, xin đấy, ta quỳ, ta lạy
Hãy ném chiếc TV đó đi ngay
Thay vào đó bạn có thể đi chạy
Mua một chiếc giá sách trông thật hay

Năm ngoái, vợ và tôi đã chuyển cái TV duy nhất trong nhà vào tầng hầm chưa được xây hoàn thiện, và lắp một cái giá sách ở trên tường ở ngay cạnh cửa ra vào. Giờ đây, ngày nào chúng tôi đều thấy nó, đi qua nó, và cầm hàng tá cuốn sách mỗi ngày.

 

2. Tạo một cam kết công khai.

 

Trong cuốn sách “Những đòn tâm lý trong thuyết phục”, Robert Cialdini đã chỉ ra một nghiên cứu tâm lý rằng một khi con người cá cược vào trận đấu, họ thường tự tin hơn rất nhiều về khả năng chiến thắng của con ngựa ưa thích của họ trước khi đánh cá vào con ngựa đó. Robert đã giải thích rằng độ cam kết về một thứ gì đấy là một trong sáu vũ khí lớn ảnh hưởng xã hội. Thế nên, tại sao ta không thử xem mình như những người đua người nhỉ? Hãy đặt cược vào việc đọc sách bằng cách mở một tải khoản ở Goodreads hay Reco, kết bạn với vài người đồng nghiệp hay đám bạn thân chí cốt, và sau đấy cập nhập hồ sơ mỗi khi bạn đọc một cuốn sách; hoặc là viết các bài review ngắn cảm nhận về cuốn sách bạn đã đọc. Tôi đã làm chính xác điều trên mỗi tháng bằng tài khoản email sách của tôi. Ý tưởng trên tôi đã “lấy cắp” từ nhà văn nổi tiếng Ryan Holiday, một nhà văn cũng đọc rất nhiều sách và có hẳn một list sách dài.

 

 

3. Tìm một vài list sách tin cậy và đã được đánh giá.

 

Liên quan đến việc trên, ngành công nghiệp xuất bản sản xuất ra hơn 50.000 cuốn sách/năm. Bạn có thời gian để sàng lọc hơn 1.000 cuốn sách mới mỗi tuần không? Không ai làm điều đó cả, và liệu chúng ta có nên lấy danh sách đọc từ các nhà bán sách? Nếu bạn giống tôi, và bạn yêu thích bức tường "sách được nhân viên tuyển chọn" trong các hiệu sách tư, vậy thì không điều gì tuyệt vời hơn là được đọc những cuốn sách yêu thích của một người nào đó. Chọn được danh sách yêu thích cũng đơn giản nhưng cũng cần kha khá thời gian tìm kiếm chút để có thể tìm được loại sách hợp với bạn. Một vài list sách ưa thích của tôi là: List sách của Bill Gate, của Dereck Sivers, và ở list sách của Tim Ferriss thì ông ấy tập hợp các đầu sách được gợi ý từ những vị khách của mình.


 

4. Thay đổi suy nghĩ về việc từ bỏ.

 

Bình thường khi ta ngừng cuốn sách đang đọc dở, và cảm thấy thật tồi tệ về điều đó. Thì giờ đây, hãy học cách dám từ bỏ sách và cảm thấy tự hào về nó. Tất cả bạn phải làm là thay đổi suy nghĩ của mình thôi. Chỉ cần nói, "Phù! Bây giờ tôi cuối cùng đã gỡ bỏ được cục gạch này để tạo khoảng trống cho cuốn sách quý khác mà tôi sắp đọc". Một bài báo có thể giúp bạn hình thành suy nghĩ này là "The Tail End" của Tim Urban, một bức tranh nổi bật về bao nhiêu cuốn sách bạn bỏ lại trong suốt cuộc đời.

Tôi đã bỏ khoảng 3 hay 4 cuốn mà tôi đã đọc đến hồi kết. Tôi thường thực hiện quy tắc “đọc 5 trang đầu” trước khi mua bất kì quyển sách nào (xem giọng văn, tốc độ phát triển ý, ngôn ngữ), và sau đó nếu quyển sách chẳng hấp dẫn đủ, tôi sẽ dừng ngay tức khắc.

 

5. Đừng chỉ đọc tin tức

 

Tôi đã từng theo dõi tờ báo New York Times và 5 tạp chí khác hàng năm trời. Thậm chí, tôi còn luân phiên thay đổi mục theo dõi để luôn giữ được hứng khởi, và quả thực, tôi rất thích thú mỗi khi mở mail ra lại nhận được một mẩu tin ngắn gọn. Sau khi trở về từ kì nghỉ dài – quãng thời gian mà tôi đã vùi mình trong sách, tôi bắt đầu nhận ra rằng kiểu đọc những mẩu tin ngắn về những thay đổi, biến động ở ngoài kia khiến tôi không còn thói quen đọc và ngẫm sâu nữa. Vì thế, tôi ngừng theo dõi các tờ báo này.



Ngoài việc làm đầu óc tôi tự do hơn thì việc dừng theo dõi luồng tin tức còn có ích lợi gì? Đối với tôi, việc đấy đã giúp tôi tiết kiệm được hơn 500$/ năm, và với số tiền đó tôi có thể mua được khoảng 50 quyển sách mỗi năm đấy. Vậy 10 hay 20 năm sau, tôi thà có bộ sưu tập sách đáng giúp tôi học hỏi thêm được nhiều điều mới lạ hay một chồng báo cũ đây?

 

6. Hãy đổi mới các dòng sách.

 

Trước đây tôi cứ nghĩ là tủ sách của mình sẽ cũng chỉ như vật trưng bày trang trí nhà cửa. Nhưng giờ đây, tôi thấy rằng nó giống như một vật thể sống động vậy, luôn di chuyển, luôn thay đổi. Trong một tuần nhất định, tôi thường thêm 5 cuốn sách mới lên giá và đồng thời bỏ ra ngoài 3 đến 4 cuốn. Những quyển sách đó đến từ dự án thư viện nhỏ trong khu hàng xóm, đó có thể là một tủ sách đã được dùng nhưng vẫn còn rất tuyệt, các cửa hàng indie và chuỗi cửa hàng địa phương, và tất nhiên, cả các gian hàng sách trực tuyến nữa. Các cuốn sách đi từ tay người này đến người kia, hoặc bán cho các hiệu sách cũ, hoặc đôi khi đặt chúng vào trong các thư viện di động. Hình thức trao đổi sách như này rất sinh động, và khiến tôi thực sự đến với sách chứ không chỉ tình cờ đi qua nó. Và thế là, tôi lại đọc nhiều hơn.

 


 

7. Đọc sách giấy

 

Các bạn có thể thắc mắc tại sao tôi không đọc e-books trên điện thoại ấy, vừa tiết kiệm thời gian và chẳng mất công đi mượn sách làm gì. Trong thời đại hình thức sưu tầm tranh ảnh và các bộ phim lần lượt được kĩ số hóa, vậy thì việc có một không gian sách tự nhiên ở nhà sẽ đem một luồng gió mới mẻ. Nếu bạn muốn sống sâu hơn, thì khi bạn cầm sách đọc, bạn sẽ cảm nhận được đầu óc, tư duy mình đang thay đổi thực sự. Bên cạnh đó, chúng ta gần như phải làm việc liên tục với màn hình máy tính cả ngày, vậy thì những giây phút được nhìn màu trang giấy trở nên quý giá biết bao.

 


 

8. Luôn áp dụng luật 10,000 bước

 

Một người bạn tốt đã kể tôi nghe một câu chuyện mà khiến tôi nhớ mãi đến tận sau này. Stephen King đã từng khuyên mọi người hãy dành ra 5 tiếng đọc thứ gì đó mỗi ngày. Và người bạn đó nói rằng: “Nghe vớ vẩn quá, ai làm được chứ?” hàng năm sau, người bạn ấy đi du lịch ở Maine, và anh ta đang đứng chờ xếp hàng ở bên ngoài rạp chiếu phim với bạn gái. Và bạn biết ai đang cũng đứng chờ trước mặt anh ấy không? Chính là Stephen King! Ông ấy chúi mũi vào quyển sách suốt thời gian chờ. Và ngay cả khi đi vào rạp và ánh đèn bắt đầu mờ dần, ông vẫn đang đọc sách. Khi bộ phim kết thúc, Stephen lại mở quyển sách và đọc. Thú thực thì tôi cũng chưa xác nhận chuyện này có đúng không. Nhưng tôi nghĩ rằng, ý nghĩa của câu chuyện vừa rồi là trên thực tế, bạn có thể đọc rất nhiều sách. Có những giây phút ngắn ngủi đằng sau mỗi hoạt động trong ngày, và chúng cứ tích dần lại  thành một quãng thời gian rất là lớn.

 


Nói tóm gọn, nó giống như luật 10,000 bước. Đi quanh cửa tiệm tạp hóa, đỗ xe ở phía sau, đuổi bắt lũ trẻ xung quanh nhà – tổng cống chắc bạn cũng đi được 10,000 bước đấy.

Thế thì việc đọc cũng tương tự vậy thôi

Bây giờ, tôi đọc suốt ngày, bất kì lúc nào tôi có thời gian trống. Một vài trang chỗ này, một vài trang chỗ kia, tôi lúc nào cũng mang theo một cuốn sách trong túi hết. Nhìn chúng, tôi đọc sách nonfiction vào buổi sáng khi mà đầu óc tôi minh mẫn và sẵn sàng học hỏi, đọc dòng fiction vào tối trước khi đi ngủ. Mỗi ngày, bạn chỉ cần tranh thủ quãng thời gian trống đó, đọc một vài trang sách, cứ thế bạn sẽ đọc được nhiều sách hơn thôi.

Chúc các bạn tìm được phương pháp phù hợp với mình! 

Trạm Đọc

Theo HBR