Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính đã được thể hiện qua câu: “Bạn không để tâm đến tiền bạc, tiền bạc cũng sẽ không để tâm đến bạn.” Nếu bạn không tự thiết kế cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý thì bạn không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn làm chẳng đủ tiêu, cuối tháng đã nhẵn ví hay không có khoản tiết kiệm cho những trường hợp rủi ro ập đến…
Một ưu điểm khác khi lập kế hoạch tài chính cá nhân là giúp chúng ta không sa vào bẫy ham muốn làm giàu nhanh chóng mà bỏ qua tầm quan trọng của việc phân bổ tài sản và kiểm soát rủi ro. Do khi ta quá tập trung đến việc đầu tư ta thường chỉ nhìn thấy cái lợi khi thành công và thường bỏ qua những rủi ro có thể xảy ra nếu thất bại.
Nhiều người cho rằng chỉ khi giàu mới cần học cách lập kế hoạch tài chính. Thực tế thì ngược lại, phải là “Sau khi bắt đầu lập kế hoạch tài chính, tôi sẽ có rất nhiều tiền.” Cũng giống như những người giảm cân bắt đầu ăn kiêng và tập thể dục, họ sẽ dần đạt được mục tiêu giảm cân, họ không nói: “Chờ sau khi giảm được năm ký rồi, tôi sẽ bắt đầu ăn kiêng và tập thể dục.” Vì vậy, nếu là một người trẻ tuổi mới bước chân vào môi trường công sở, khi nhận được tháng lương đầu tiên, bạn có thể ngay lập tức bắt đầu lập kế hoạch tài chính.
Lập kế hoạch tài chính không chỉ là mua cổ phiếu, quỹ tài chính hoặc bảo hiểm như mọi người nghĩ, cũng tuyệt đối không phải là để theo đuổi mục tiêu càng nhiều tiền càng tốt. Tinh thần thực sự của kế hoạch tài chính nằm ở chỗ từng bước đạt được các mục tiêu và nhu cầu tài chính trong mọi giai đoạn của cuộc đời, và cuối cùng là đạt được cuộc sống hạnh phúc và sung túc. Do đó, dù đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, bạn cũng phải chú ý đến việc lập kế hoạch tài chính.
Tránh rơi vào “bẫy đầu tư” thời 4.0
Gần đây, các cụm từ “quản lý tài chính cá nhân” và đầu tư đang ngày càng trở nên quen thuộc. Trước những biến động của nền kinh tế, tầm quan trọng của quản lý tài chính và đầu tư ngày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Nếu không có những phương pháp đúng đắn, chúng ta sẽ từng bước rơi vào vào chu kỳ “nghèo dần” và không thể thoát ra khỏi nó.
Vậy làm sao để quản lý tài chính cá nhân và đầu tư hiệu quả?
Trên thực tế, để quản lý tài chính cá nhân tốt có rất nhiều phương pháp như phân chia các khoản tiền, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm, tính toán đầu tư số tiền của mình… Trong đó, một trong những phương pháp tối ưu không thể bỏ qua là Phương pháp tam giác vàng. Với phương pháp này, chúng ta cần phân bổ cụ thể theo định mức: chi phí sinh hoạt chung chiếm 60% thu nhập, tiết kiệm và đầu tư quản lý tài chính chiếm 30%, quản lý rủi ro chiếm 10%.
Về hạng mục đầu tư: Thời gian gần đây, thị trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng nở rộ như Chứng khoán, Cổ phiếu, Bitcoins… Làm sao để đầu tư hiệu quả cũng như không rơi vào tình trạng “tiền mất - tật mang”? Phương pháp Hoa hướng dương sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Tất cả kiến thức, kỹ năng, phương pháp đều được mô tả chi tiết trong cuốn sách “Cẩm nang đầu tư và quản lý tài chính cá nhân” được viết bởi tác giả Phương Sĩ Duy. Không giống các cuốn sách cùng chủ đề quản lý tài chính khác, “Cẩm nang đầu tư và quản lý tài chính cá nhân” mang đến tính ứng dụng cao, tập trung vào hai mảng cụ thể gồm: quản lý tài chính cá nhân (phương pháp Tam giác vàng) & phương thức đầu tư (phương pháp Hoa hướng dương).
2 phương pháp trên đều được kiểm chứng bởi các chuyên gia đầu ngành hứa hẹn sẽ là kim chỉ nam cho những ai đang muốn dấn thân vào thị trường đầu tư. Với những ai đang muốn lên kế hoạch tự do tài chính thì cuốn Cẩm nang Đầu tư và Quản lý tài chính.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
"Clever Girl Finance" - Câu chuyện sâu sắc về tài chính của người phụ nữ da màu
8 lời khuyên về tài chính từ Benjamin Franklin
Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam: Sách hay nên đọc!