Vào năm ngoái, Bola Sokunbi gây chú ý là người phụ nữ tiết kiệm được 100.000 USD trong ba năm sau khi tốt nghiệp đại học với mức lương 54.000 USD. Cô là một chuyên viên tài chính sáng lập chương trình đào tạo tài chính trực tuyến - Clever Girl Finance. Đồng thời cô cũng chính là tác giả của cuốn sách tài chính mới xuất bản cùng tên: "Clever Girl Finance".
Trong khi những cô nàng đồng trang lứa còn không biết làm sao để tiết kiệm hiệu quả thì với Bola Sokunbi, đó là 1 khoản tiết kiệm không hề nhỏ. Dĩ nhiên không phải lúc nào Sokunbi cũng chi tiêu tiền hợp lý nhưng những thành tích đó là sự thật.
Sokunbi nói rằng:
"Tôi là con gái của những người nhập cư. Bố mẹ tôi lớn lên ở Nigeria và họ không biết gì về hệ thống tài chính Mỹ. Chỉ một bộ phận nhỏ tại Nigeria là những thế hệ đầu tiên được đi học đại học. Chính vì vậy việc ngồi xuống nói chuyện về chủ đề tiền bạc cùng với những thế hệ trước trên bàn ăn là điều rất hiếm."
Chính sự thiếu hiểu biết về tiền bạc đã khiến cho những người phụ nữ cảm thấy xấu hổ và ngần ngại khi tìm kiếm những lời khuyên về vấn đề tài chính: "Việc không biết rõ về ngân sách hay chưa bao giờ có những kế hoạch sử dụng ngân sách thành công trước đây luôn làm cho phụ nữ cảm thấy tự ti về chính bản thân họ. Do đó những người phụ nữ này sẽ cảm thấy không thoải mái khi nhắc đến các chủ đề này. Mục tiêu của cô với Clever Girl Finance chính là thay đổi điều đó."
Những sai lầm về tiền bạc trước khi kiếm tiền thành công
Sokunbi sinh ra ở Áo nhưng đã có một khoảng thời gian dài tuổi trẻ sống ở Nigeria - nơi mọi người không quan tâm nhiều đến sự phát triển của tiền. Cô nhớ lại: "Vào thời điểm đó, Nigeria là một đất nước không dùng thẻ tín dụng. Nơi đây chưa có giao dịch bằng thẻ tín dụng - tất cả mọi giao dịch đều sử dụng tiền mặt." Sau khi trải qua hai năm đại học đầu tiên tại Đại học Webster ở Áo, cô đã được chuyển đến trường St. Louis, Missouri ở tiểu bang. Tại đây cô cũng được tiếp xúc với thế giới hấp dẫn của thẻ tín dụng và những người đại diện cho công ty làm thẻ tín dụng sẵn sàng nói bất cứ điều gì để đi đến thỏa thuận phát hành thẻ. Cô ấy nói rằng: "Tôi nhớ mình đã đến hội chợ nghề nghiệp, và điều đầu tiên tôi nhìn thấy là các công ty kinh doanh thẻ tín dụng,".
Cô ấy nhớ nữ nhân viên kinh doanh thẻ tín dụng đã nói với cô ấy: "Chúng tôi sẽ chỉ gửi hóa đơn đến địa chỉ trường của bạn và mẹ của bạn sẽ không bao giờ biết việc này". Một tháng sau đó, Sokunbi phải chịu một khoản nợ tín dụng lên đến 2.000 USD và một danh sách đáng xấu hổ từ tiệm giặt là sau khi cô chi tiêu thẻ tín dụng cho việc mua sắm quần áo, phụ kiện và hàng tạp hóa.
Nhưng có một điều mà chính gia đình đã truyền nguồn cảm hứng và thôi thúc cô có ý thức hơn về vấn đề tài chính đó là sự chăm chỉ và kiên trì. Dù đã vào độ tuổi xế chiều, Mẹ của Sokunbi vẫn quay trở lại trường học để lấy bằng đại học và hai tấm bằng thạc sĩ cũng như cật lực làm việc để có thể cho Sokunbi vào đại học. Chính Sokunbi cũng hiểu rằng đây chính là một đặc ân. Bởi không phải ai cũng may mắn được gia đình chi trả học phí bốn năm đại học như cô. Chính suy nghĩ đó đã thôi thúc Sokunbi trả hết các khoản nợ tín dụng và tự hứa với bản thân sẽ nghiên cứu, tìm hiểu thêm về việc kinh doanh kiếm tiền.
Tư duy tài chính
Đến năm 24 tuổi, Sokunbi mới tốt nghiệp đại học , cô làm việc tại Thành phố New York nhưng lại sống ở New Jersey cùng với gia đình. Sau khi tốt nghiệp cô bắt đầu hành trình tiết kiệm 100.000 USD trước năm 28 tuổi. Đây cũng là khoảng thời gian mà Sokunbi bắt đầu viết blog về các vấn đề tài chính cá nhân của mình nhằm mục đích ghi lại và thúc đẩy quá trình tiết kiệm của cô ấy.
Sokunbi viết blog dựa trên nội dung cuốn sách "Smart Women Finish Rich"của David Bach.
Cô bật mí những bí quyết để có thể tiết kiệm được 40-50% thu nhập của mình: Đầu tư vào quỹ hưu trí 401K, mua quần áo giảm giá, đầu tư vào thị trường chứng khoán và tận dụng mọi cơ hội để có thể ăn đồ ăn miễn phí tại văn phòng. Và đặc biệt khi mà bạn bè của cô đều chuyển ra ngoài ở riêng sau khi tốt đại học, thì cô vẫn quyết định sống ở nhà với bố mẹ (sống với mẹ ở New Jersey hoặc sống với anh trai ở New York).
Sau đó khi rời nhà ra ở riêng, cô ấy vẫn duy trì thói quen tiết kiệm và chi tiêu theo mức định ra từ trước: tiết kiệm tiền nước, tiền điện thoại và chuẩn bị sẵn danh sách đồ cần mua trước khi tới cửa hàng tạp hóa, ....
Bên cạnh đó, cô cũng làm thêm một công việc "tay trái" - nghề nhiếp ảnh gia. Với công việc chụp ảnh đám cưới đã giúp cô kiếm được 10.000 USD trong năm đầu tiên, và trong năm tiếp theo là 30.000 USD để thêm vào tài khoản tiết kiệm của mình.
Biến đam mê kiếm tiền thành một công việc toàn thời gian
Vào năm 2015, Sokunbi đã biến sở thích viết blog tài chính của mình thành một công việc kinh doanh với sự ra đời của Chương trình đào tạo tài chính trực tuyến có tên là Clever Girl Finance. Chương trình này là sự kết hợp giữa huấn luyện, blog, bản tin, khóa học, video và podcast nhằm dạy phụ nữ cách kiếm tiền tốt hơn. Trong giai đoạn đầu của Clever Girl Finance, Sokunbi đang làm việc tại một công ty tư vấn công nghệ và cùng với chồng nuôi dạy hai đứa con sinh đôi của mình.
Sokunbi nói: "Tôi đang không thấy hài lòng với công việc của mình và tôi muốn làm một điều gì mới mẻ hơn". Vì vậy, cô đã quyết định nghỉ việc tại công ty tư vấn và tập trung toàn thời gian vào Clever Girl Finance - một quyết định mà thoạt đầu có vẻ như là một sai lầm. "Tôi đã nghỉ việc vào tháng 8, và từ tháng 8 đến tháng 12, Clever Girl Finance đã kiếm được 200 USD," Sokunbi cười khúc khích nói. Cùng với sự hỗ trợ từ chồng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ kết nối và thu hút phụ nữ thông qua các hội thảo hay gặp gỡ trực tiếp. Giờ đây, Clever Girl Finance được biết đến là một trong những chương trình đào tạo tài chính dành cho phụ nữ lớn nhất ở Mỹ, với hơn 185.000 người theo dõi trên Instagram.
Cuốn sách mới của Sokunbi cũng có tựa là Clever Girl Finance - cuốn sách ghi lại toàn bộ quá trình nỗ lực tiết kiệm của cô: "Tôi muốn viết ra một cuốn sách ghi lại toàn bộ quá trình tiết kiệm tiền của chính mình (từ khi là vừa tốt nghiệp đến khi lập gia đình và làm mẹ). Từ đó, tôi dạy cho các con của mình cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Đa số tác giả của các cuốn sách về tài chính lúc bấy giờ là những người đàn ông da trắng còn những người phụ nữ viết về chủ đề này thì rất ít đặc biệt là những người phụ nữ da màu lại càng hiếm". Kết quả của cuộc khảo sát vào năm 2018 của Hiệp hội hoạch định Tài chính cho thấy chưa đến 3,5% trong tổng số 80,000 Chứng chỉ Chuyên viên Hoạch định Tài chính (CFP) ở Mỹ là người da đen hoặc người Latinh.
Cuốn sách ngoài việc ghi lại hành trình tiết kiệm tiền của Sokunbi thì nó còn đan xen những câu chuyện thành công và sự hiểu biết sâu sắc về tài chính của những người phụ nữ da màu
Sokunbi nói rằng: "Đây chính là đại diện cho những vấn đề của những người phụ nữ da màu. "Nếu bạn không thể nhận diện được vấn đề này, thì thật khó để có thể vượt qua nó’.
Theo CafeBiz