Thí nghiệm Kẹo Dẻo
Những năm 1960, một giáo sư của trường Đại học Stanford Walter Mischel bắt đầu thực hiện một loạt các nghiên cứu tâm lí quan trọng.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, Mischel và đội ngũ của ông đã tiến hành kiểm tra trên hơn một trăm trẻ em hầu hết từ bốn đến năm tuổi và tìm hiểu ra được điều gì được tin là một trong những đức tính quan trọng nhất dẫn đến thành công cả về sức khỏe, công việc và cuộc sống.
Thí nghiệm này bắt đầu bằng cách dẫn mỗi đứa trẻ vào một căn phòng riêng, để chúng ngồi trên ghế và đặt một viên kẹo dẻo trên bàn trước mặt chúng.
Lúc này người nghiên cứu đưa ra một sự thỏa thuận với đứa trẻ.
Người nghiên cứu nói với đứa trẻ rằng sẽ rời khỏi phòng và nếu đứa trẻ không ăn viên kẹo dẻo trên bàn khi anh ta không có mặt ở đó thì chúng sẽ được thưởng hai viên kẹo. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ quyết định ăn viên kẹo đầu tiên trước khi anh ta quay trở lại thì chúng sẽ không được nhận viên kẹo thứ hai.
Vậy sự lựa chọn rất đơn giản: được một viên kẹo ngay bây giờ hay hai viên sau đó. Người nghiên cứu rời khỏi phòng trong vòng 15 phút.
Bạn có thể tưởng tượng cảnh đứa trẻ chờ đợi trong phòng một mình khá là thú vị. Một vài đứa trẻ đã nhảy khỏi ghế và ăn viên kẹo dẻo đầu tiên ngay khi người nghiên cứu vừa đóng cửa lại. Một vài bé khác ngọ nguậy, nhảy nhót, rời khỏi ghế để kiềm chế bản thân mình, nhưng lại bị cám dỗ sau một vài phút. Cuối cùng, một vài đứa đã cố gắng chờ được đến cùng.
Được công khai năm 1972, nghiên cứu này được biết đến là Thí nghiệm Kẹo Dẻo nhưng lại không phải là điều thú vị để nó trở nên nổi tiếng. Phần thú vị diễn ra vài năm sau.
Khả năng trì hoãn sự sung sướng
Khi vài năm trôi đi và những đứa trẻ đã lớn, những người nghiên cứu thực hiện tiếp thí nghiệm và theo dõi sự phát triển của mỗi đứa trẻ trong một vài lĩnh vực. Những gì họ tìm được thật đáng ngạc nhiên.
Đứa trẻ sẵn sáng trì hoãn sự sung sướng và chờ đợi để được viên kẹo dẻo thứ hai có điểm số SAT cao hơn, mức độ lạm dụng thuốc thấp hơn, khả năng béo phì thấp hơn, phản ứng tốt hơn với bệnh trầm cảm, kỹ năng xã hội cũng tốt hơn theo như những gì bố mẹ chúng báo cáo, và nói chung đều có điểm nổi trội hơn trong những phương pháp sống khác.
Những nhà nghiên cứu theo dõi mỗi đứa trẻ trong vòng hơn 40 năm, nhóm người kiên nhẫn chờ viên kẹo dẻo thứ hai thành công trong bất cứ môn học nào mà chúng liệu tính. Nói cách khác, một loạt thí nghiệm này chứng tỏ khả năng trì hoãn sự sung sướng là yếu tố then chốt để thành công trong cuộc sống.
Nếu bạn nhìn xung quanh, sẽ thấy điều này xảy ra rất nhiều…
Và vô số những ví dụ khác.
Thành công thường là do lựa chọn làm theo nguyên tắc hơn là do sự mất tập trung. Đó chính xác là sự sung sướng bị trì hoãn.
Điều này mang lại cho chúng ta một câu hỏi thú vị: Liệu trẻ em bẩm sinh đã biết tự kiền chế hơn, nhờ đó mà có số mệnh thành công? Hay bạn phải học để phát triển đức tính quan trọng này?
Điều gì quyết định khả năng trì hoãn sự sung sướng của bạn?
Những nhà nghiên cứu ở Đại học Rochester quyết định tiến hành lại thí nghiệm kẹo dẻo những với một sự thay đổi quan trọng.
Trước khi đưa cho đứa trẻ viên kẹo dẻo, người nghiên cứu phân chúng thành hai nhóm.
Nhóm đầu tiên được cho một loạt những trải nghiệm không đáng tin.
Ví dụ, người nghiên cứu đưa cho đứa trẻ một hộp bút chì màu nhỏ và hứa sẽ mang tới hộp lớn hơn nhưng không hề có chuyện đó. Sau đó anh ta lại đưa cho đứa trẻ một tở vé nhỏ và hứa sẽ mang đến những tờ vé với nhiều sự lựa chọn tốt hơn nhưng anh ta cũng không làm chuyện đó.
Trong khi đó, nhóm thứ hai thì có những trải nghiệm đáng tin cậy.
Bọn trẻ được hứa cho một hộp bút chì màu đẹp hơn và được sở hữu chúng. Chúng được kể về những tờ vé khác và cũng được nhận những tờ vé đó.
Bạn có thể tưởng tượng sự ảnh hưởng của những trải nghiệm mà ta có trên thí nghiệm kẹo dẻo. Đứa trẻ trong nhóm có trải nghiệm không đáng tin không có lí do gì để tin những người nghiên cứu sẽ mang đến viên kẹo dẻo thứ hai cho chúng và vì vậy chúng không chờ và ăn ngay viên kẹo thứ nhất.
Trong khi đó, đứa trẻ ở nhóm thứ hai được luyện tập để nhận thấy sự sung sướng bị trì hoãn thật tích cực. Mỗi lần người nghiên cứu hứa và thực hiện nó, não bộ của đứa trẻ sẽ ghi nhận lại hai điều: 1) Chờ đợi cho sự thỏa mãn là vô cùng xứng đáng và 2) Tôi có khả năng để chờ. Vì vậy, nhóm thứ hai chờ được gấp bốn lần thời gian nhóm thứ nhất.
Nói cách khác, khả năng trì hoãn sự sung sướng của đứa trẻ và khả năng tự kiềm chế không phải là đặc điểm tiên quyết, thay vào đó bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm và môi trường xung quanh chúng. Thực tế, những ảnh hưởng từ môi trường hầu hết có thể xảy ra tức thời. Chỉ một vài phút của trải nghiệm đáng tin và không đáng tin đã đủ để đẩy hành động của mỗi đứa trẻ đi theo những hướng khác nhau.
Bạn và tôi có thể học được gì từ tất cả những điều này?
Cách để trì hoãn sự sung sướng tốt hơn
Trước khi đi quá xa, hãy làm sáng tỏ một điều: vì một lí do này hay lí do khác thì Thí nghiệm Kẹo Dẻo đã trở nên phổ biến. Bạn sẽ tìm thấy chúng được đề cập trong hầu hết các đài phát thanh truyền thông. Nhưng những nghiên cứu này chỉ là một phần của dữ liệu, một phần hiểu biết để làm nên câu chuyện thành công. Cách ứng xử của loài người hay trong cuộc sống chung chung phức tạp hơn như thế rất nhiều, vậy hãy đừng đòi hỏi một sự lựa chọn hồi bốn tuổi sẽ quyết định hết phần đời còn lại của người khác.
Nhưng…
Những nghiên cứu trên làm rõ một điều: nếu bạn muốn thành công, ở một vài thời điểm bạn sẽ cần có kỉ luật và khả năng hành động thay vì mất tập trung và làm những việc dễ dàng hơn. Thành công trong hầu hết các lĩnh vực đòi hỏi bạn phải thờ ơ với những việc dễ dàng đó (trì hoãn sự sung sướng) để làm những công việc khó nhằn hơn.
Nhưng vấn đề then chốt ở đây là thậm chí nếu bạn không thấy mình làm tốt việc trì hoãn sự sung sướng bây giờ thì bạn có thể luyện tập để trở nên khá hơn với sự cải thiện từng chút một.
Bạn và tôi có thể làm điều đó tương tự. Chúng ta có thể rèn luyện khả năng để trì hoãn sự sung sướng giống như chúng ta có thể luyện tập cơ trong phòng tập gym. Bạn có thể làm theo cách tương tự như đứa trẻ và nhà nghiên cứu: hứa một điều gì đó nhỏ bé rồi thực hiện lời hứa đó. Lặp đi lặp lại đến khi não bộ bạn thốt lên rằng:
1) Đúng vậy, thật xứng đáng để chờ đợi
2) Tôi có khả năng làm điều đó mà.
Sau đây là bốn cách đơn giản để thực hiện chính xác khả năng đó
Đọc thêm chi tiết về Thí nghiệm kẹo dẻo trên Trạm Đọc
Trạm Đọc (Read Station)
Theo James Clear