Đó là khi ai đó (cứng cáp một chút) bắt đầu khóc thì không phải do mọi chuyện tồi tệ, mà là do họ đột ngột và bất ngờ rơi vào tình thế ngược lại - họ cảm nhận sự ngọt ngào, dịu dàng, vui vẻ, ngây thơ hoặc tốt bụng lạ thường. Không cần phải bàn cãi, điều này chính là thứ khiến nước mắt tuôn rơi. Bạn bắt gặp chuyện này đặc biệt rõ khi xem phim. Những cảnh khiến ta ngấn lệ không nhất thiết phải là cảnh buồn đau hay kinh dị, mà là những cảnh chúng ta thấy sự dễ thương và duyên dáng, thứ có thể khiến ta nghẹn trong tim vào một khoảnh khắc nào đó.
Có thể lấy ví dụ từ bộ phim gần đây của Richard Linklater là “Before Midnight”. Phần lớn bộ phim xoay quanh những chạm trán cay đắng của một cặp đôi tầm 40 tuổi, được vào vai bởi Julie Delpy và Ethan Hawke. Họ đã bên nhau được vài năm, cùng đi nghỉ ở Hy Lạp, và bộ phim quay trong nhà vào một ngày mà cặp đôi dành một chút thời gian quý báu (tạm cho là vậy) riêng tư ở một khách sạn sáng sủa. Họ bước chân vào phòng mình với suy nghĩ về làm tình trong tâm trí nhưng thay vào đó, họ lại có một cuộc đấu khẩu nảy lửa. Họ khơi lại những tổn thương trong quá khứ, trách cứ nhau vì từng nỗi thất vọng và nguyền rủa, lăng mạ nhau rồi bỏ đi.
Cuối cùng, người vợ nổi cơn thịnh nộ, để lại chìa khóa phòng và người chồng mình ở lại. Điều này trần trụi đến tê tái (tại sao nhà làm phim lại biết cuộc sống chúng ta có điều này cơ chứ?). Nhưng, sau vài tiếng hờn dỗi, Hawke đi tìm Delpy và thấy cô lẻ loi ở sân hiên của một nhà hàng gần đó. Cả hai đều có chút ngượng ngùng, và anh ngồi đối diện cô ấy với sự trịnh trọng xen cả nao buồn.
"Em xin lỗi. Chúng ta đều có lỗi. Anh khiến em phát điên lên mất, nhưng em vẫn yêu anh như trước giờ em vẫn yêu."
Với cảnh kết tuyệt đẹp, họ bắt đầu trò chuyện với sự chân thành hiếm thấy. Dẫu khó, nhưng chúng ta thấy rằng, sau mọi vấn đề (lũ trẻ, muôn vàn sự hi sinh, kiệt sức, không thỏa mãn tình dục, có thể là một hoặc hai tối ngoại tình) họ vẫn yêu và cần nhau nhiều đến chừng nào. Cơn thịnh nộ của họ bùng lên vì những bế tắc mà bất kỳ mối quan hệ lâu dài nào cũng gặp phải. Họ quá buồn đau vì biết rằng, ngày qua ngày, họ đòi hỏi quá nhiều từ nhau nhưng không phải lúc nào cũng được đền đáp. Sẽ chẳng có phép màu nào khiến họ ngưng cãi nhau trong tương lai. Nhưng khoảnh khắc của sự đồng cảm và ân cần, của sự giỡn đùa và dịu dàng, sau một cuộc chạm trán sứt sẹo, trở thành sự khuây khỏa lớn lao và ta cảm thấy ấm áp sâu đậm.
Ta xúc động khi thấy họ cùng sẻ chia tình yêu vì nó gợi nhắc ta ngay về những nỗ lực trong cuộc sống của chính mình, và về những gì ta hằng mong muốn từ đáy lòng: làm hòa, tha thứ, dịu dàng, hồi kết cho những trận chiến và một cơ hội để nói lời xin lỗi… Chúng ta bật khóc trước sự dịu dàng bất ngờ, điều mà chúng ta thường xuyên đều bị khước từ.
Lấy thêm một ví dụ từ xa xưa hơn trong lịch sử: một bức tượng ngà voi tí hon của Đức Mẹ và Đứa trẻ - cao khoảng 41cm – dựng ở Lourve ở Pháp từ khoảng năm 1250.
Điểm kinh ngạc nhất là khuôn mặt người mẹ: một niềm vui sướng và nồng hậu, điều chúng ta hi vọng sẽ được thấy khi ai đó cởi mở vui vẻ đón chào ta. Sự dịu dàng và ân cần của Mary làm dâng trào cảm xúc mủi lòng. Chúng ta cảm thấy đây chính là cách mọi người nên sống, cách con người nên yêu, là cách trao đi đáng có giữa người với người.
Nhưng, cũng cùng lúc đó, chúng ta biết đây là điều không hề dễ dàng, chúng ta đớn đau vì nhạy cảm rằng cuộc sống mình thường không được như vậy. Chúng ta nhói lòng vì thế giới (và cuộc sống của ta) đã mất đi nét hồn nhiên vô tư. Sự đáng yêu và tốt đẹp trong nghệ thuât (ở Lourve, hoặc trong cuốn sách của bọn trẻ, hoặc trên màn ảnh) có thể làm vết nhơ trong thực tại lộ ra thêm rõ nét. Và đó chính là lý do chúng ta khóc trước lời gợi nhắc thấm thía về một thiên đường trong mơ.
Đó cũng là tại sao, nếu chúng ta xem xét một dự án kỳ lạ về chế tạo rô-bốt mà có thể khóc trong phim, với sách hoặc ở bảo tàng, chúng ta hẳn đã làm điều rõ ràng khá là tàn nhẫn: đảm bảo rằng con robot này biết thế nào là khổ đau, rằng nó có khả năng ghét chính mình, cảm thấy bối rối và bế tắc, đớn đau và hi vọng rằng giá như không có nỗi nhức nhối đến vậy; vì chuyện này đi ngược lại với nền tảng của nỗi đau và tỉnh táo mà được đề cao trong những cảnh quay trong phim hoặc tác phẩm nghệ thuật, hơn là chỉ giải trí đơn thuần.
Nước mắt của chúng ta gợi nhắc một điều cốt lõi: cuộc sống nghiệt ngã hơn hơn thời ta còn bé, do đó ta mong mỏi lòng tốt và sự tử tế giản đơn, mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Trạm Đọc (Read Station)
Theo The book of life