1. Không đến một
Bao giờ chúng ta mới có một Google, một Apple thứ hai? Tỷ phú Peter Thiel, đồng sáng lập công ty PayPal, cho rằng xã hội loài người sẽ không thể đạt được những bước tiến vĩ đại nếu các nhà doanh nhân không dám nghĩ lớn. Trong cuốn sách kinh điển của mình, Không đến Một: Bài học về khởi nghiệp hay cách xây dựng tương lai, ông cho rằng thay vì chỉ cạnh tranh trong đại dương đỏ để bòn rút từng đồng từ túi khách hàng, hãy tự tạo ra 1 đại dương xanh, đem lại giá trị mới, và trở thành con cá mập thực thụ.
“Một Bill Gates của tương lai sẽ không viết nên hệ điều hành máy tính như Microsoft. Một Larry Page hoặc Sergey Brin kế tiếp sẽ không tạo ra cỗ máy tìm kiếm như Google. Và tất nhiên, một Mark Zuckerberg tiếp theo sẽ không tạo ra mạng xã hội như Facebook. Nếu bạn bắt chước họ, bạn sẽ chẳng học được gì từ họ cả.”
Bắt chiếc cái người khác đã làm và thêm thắt cải tiến của mình chỉ đưa thế giới từ 1 đến n, đóng góp cái ai cũng có thể mang lại. Nhưng khi bạn làm gì đó hoàn toàn mới mới lạ, bạn đang bước từ Không đến Một, và kiến tạo tương lai.
2. Hiểu số để tăng số
Bạn nghĩ rằng các con số không có sức hấp dẫn? Bạn đau đầu vì yêu cầu phải có số liệu trong kịch bản quảng cáo của mình? Bạn muốn có công thức để dễ dàng chuyển bảng số Excel thành một câu chuyện hấp dẫn?
Quyển sách này sẽ giúp bạn:
* HẾT SỢ: bản chất cốt lõi của tất cả những thứ to tát kiểu "big data", "internet of things" đều được đúc kết ngắn gọn và đi kèm hướng-dẫn-sử-dụng chi tiết.
* TÌM VUI: dữ liệu và các công cụ digital cho phép bạn làm nhiều thứ hơn, nhanh hơn và rẻ hơn - hãy tìm niềm vui trong việc "vọc", thử nghiệm và thấy sự khác biệt rõ rệt thông qua những hướng dẫn siêu-cụ-thể trong quyển sách.
* TĂNG TỐC ĐỘ: giúp bạn nâng cao DATA-IQ (khả năng thu thập và xử lý dữ liệu) để cạnh tranh hiệu quả hơn. Mấy thứ hay ho đâu chỉ dành riêng cho Google và Facebook!
* MỞ KẾT NỐI: giúp bạn hiểu, trao đổi và làm việc chung hiệu quả với những đồng nghiệp não trái, không-nói-tiếng-người (dân kỹ thuật hay tài chính ấy).
3. Nào tối nay ăn gì?
Câu hỏi tối nào bạn cũng phải nghĩ? Đau đầu và chán chết?
Ăn chay liệu có thực sự tốt? Ngành công nghiệp thức ăn đang biến bạn thành con bò “bảo gì ăn nấy” thế nào? Bạn đang xa cách “tổ tiên” thế nào khi bữa ăn nay đã khác xa những bản năng đầu tiên của con người?
Tất cả những câu hỏi kiểu vậy sẽ được trả lời thuyết phục và lôi cuốn, để bạn thấy mỗi bữa tối hàng ngay đang thay đổi bạn và thay đổi cả thế giới như thế nào.
4. Tất Cả Chúng Ta Đều Hành Xử Cảm Tính
Thêm một cuốn sách thú vị về tâm lý học hành vi xuất sắc được xuất bản tại Việt Nam. Nếu bạn đã quen với chuỗi sách về “Phi lý trí” hay “Cú hích”, “Chúng ta quyết định như thế nào”, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên khi đa số các quyết định bạn đưa ra chẳng hề có tí tẹo “suy nghĩ” gì hết. Bạn toàn chọn bừa bãi đó thôi.
Và cũng các bạn cũng bớt “trăn trở” đi một chút. Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính ấy mà.
5. Nhân học chính trị
Dù xuất hiện muộn nhưng nhân học chính trị đến nay chiếm một phần quan trọng Khoa học xã hội nhân văn. Chính trị không phải những sự kiện khảo sát dễ dàng bề ngoài thông qua đo đếm số phiếu hay nghiên cứu tiểu sử chính trị gia mà chính trị như một phần của tổng thể văn hóa – xã hội to lớn.
Công trình này cũng mong muốn chứng minh những đóng góp của nhân học chính trị đối với các nghiên cứu nhằm vào một sự xác định giới hạn rõ hơn, và một sự hiểu biết tốt hơn về trường chính trị.
Nó định nghĩa một phương thức định vị, và như vậy là đem lại một câu trả lời cho sự phê phán của các chuyên gia vốn trách cứ các nhà nhân học chính trị là đã định hướng nỗ lực của họ vào một đối tượng không được xác định rõ.
Công trình xem xét mối quan hệ của quyền lực với các cấu trúc cơ sở đem lại cho nó bệ đỡ đầu tiên, với các phân tầng xã hội làm cho nó trở nên cần thiết, với những nghi lễ đảm bảo cho sự bám rễ của nó trong cái thiêng và can thiệp vào các chiến lược của nó.
Công việc này không thể soi tỏ vấn đề Nhà nước - và nó xem xét tỉ mẩn các đặc điểm của Nhà nước truyền thống -, song nó cho thấy ở mức độ nào thì cần thiết phải phân tách lí thuyết chính trị với lí thuyết về Nhà nước.
Nó chỉ ra rằng toàn bộ các xã hội loài người [đều] sản sinh ra [cái] chính trị và toàn bộ chúng đều đối mặt với những thăng trầm của lịch sử. Đồng thời, những bận tâm của triết học chính trị cũng được nhìn nhận lại và theo một cách nhất định được làm mới ở đây.
6. Kinh điển về khởi nghiệp