1/ "The Devil by Name" của Keith Rosson
Đây là phần tiếp theo của cuốn Fever House năm 2023, khi thế giới cận kề bờ vực của ngày tận thế. Trong The Devil by Name, mối đe doạ xác sống đã lan rộng. Một nhóm người sống sót bị kéo vào cuộc đối đầu với một điệp viên lưu manh và một thế lực ma quỷ đang trỗi dậy. Những hồi hộp từ tác phẩm đầu tiếp tục được nối dài bằng hành trình ác mộng đi dọc một nước Mỹ tan vỡ.
2/ "Sacrificial Animals" của Kailee Pedersen
Sự tàn ác của một cuộc săn cáo vang vọng khắp cuốn tiểu thuyết, ám ảnh hai nhân vật Nick và Joshua khi họ trở về trang trại Nebraska, nơi người cha gọi họ đến gặp lần cuối. Căng thẳng giữa cha và con trai dường như đều bắt nguồn từ những cảnh săn bắn tàn bạo. Mọi thứ còn phức tạp hơn khi vợ của Joshua đến từ châu Á và đan cài những nét văn hóa dân gian vào phong tục miền Trung Tây.
3/ "Pay the Piper" của George A. Romero và Daniel Kraus
Thị trấn đầm lầy Alligator Point là một bối cảnh kinh dị cổ điển với những câu chuyện cá nhân và mối thù hằn kéo dài từ lịch sử. Tất cả đan xen với Piper, một kẻ giết trẻ em có khả năng thay đổi hình dạng, ít xuất hiện nhưng thường kèm bạo lực đẫm máu. Đan cài với tiếng địa phương Cajun, câu chuyện là sự kết hợp đặc biệt của hình tượng quái vật địa phương và lịch sử cổ đại.
4/ Not a Speck of Light" của Laird Barron
Tác phẩm này củng cố vị thế của Barron là một nhà văn kinh dị đương đại thành thạo trong kết hợp vũ trụ với những bối cảnh khắc nghiệt của Trái đất. Các câu chuyện nhỏ trong tuyển tập chia sẻ hành trình của những thực thể kỳ lạ, như hành trình chiến đấu bất tử của một chú chó máy hay một người lính bị ám ảnh bởi tội lỗi của chính mình. Với những câu chuyện khác, độc giả có thể phải đọc chậm hoặc đọc nhiều lần để hiểu hoàn toàn logic. Đây chính là phép thuật của Laird Barron.
5/ "A Sunny Place for Shady People" của Mariana Enriquez
Là bậc thầy về sự kinh dị, nghẹt thở nhưng đầy xúc động, Enriquez thường sử dụng nỗi kinh hoàng như một tấm vải mỏng che phủ bạo lực thực sự của thế giới. Với 12 câu chuyện trong "A Sunny Place for Shady People", Enriquez viết về những người bình thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, khi cuộc sống của họ đảo lộn hoàn toàn trước những biến cố, sự siêu thực và siêu nhiên.
6/ "Coup de Grâce" của Sofia Ajram
Câu chuyện ngắn đầu tay của Sofia "nhốt" người kể chuyện đang muốn tự tử trong một ga tàu điện ngầm vô tận. Không gian này vừa có thể là sự phóng đại vừa có thể là sự ẩn dụ cho chứng trầm cảm. Trong không gian hư cấu này, Sofia đưa thêm nhiều yếu tố văn hóa trực tuyến hiện tại và sự ảnh hưởng của nó đối với tinh thần, đồng thời cũng bày tỏ sự gợi nhớ đến văn hóa những 1990 và 2000.
7/ "So Thirsty" của Rachel Harrison
Rachel có năng khiếu đặc biệt trong việc định hình lại các ẩn dụ kinh dị để phản ánh nỗi lo lắng hậu thiên niên kỷ. Trong câu chuyện này, nhân vật Sloane không thích rủi ro và người bạn khoái lạc Naomi của cô tình cờ gặp một nhóm ma cà rồng và họ buộc phải đối mặt với thực tế là có những thực thể bất tử sống trong bóng tối. Harrison đã kết hợp hai truyền thống về ma cà rồng thành một câu chuyện: Pha trộn cả sự máu me và bạo lực nhưng cũng có nhiều cảnh ướt át và lãng mạn.
8/ "American Rapture" của CJ Leede
Có rất nhiều câu chuyện hư cấu về ngày tận thế của nước Mỹ, tuy nhiên, ít có tác phẩm đề cập đến căn bệnh ám ảnh tình dục như American Rapture. Cuốn sách kể về cô nữ sinh Sophie trong chuyến phiêu lưu ở vùng Trung Tây, nơi ham muốn tình dục đồng nghĩa với cái chết và bản năng tình dục đang gia tăng có thể là dấu hiệu của lây nhiễm dịch bệnh. Tuy nhiên, cuốn sách không đi vào sự kích thích, thay vào đó dùng sự châm biếm để nói về tiêu chuẩn kép trong tình dục và sự trong trắng.
9/ "Rest Stop" của Nat Cassidy
Đây là sự hội tụ của một thế giới phong phú về nhân vật, cốt truyện, bước ngoặt và cảm xúc và chỉ trong 150 trang. Vào thời điểm nhạc sĩ trẻ Abraham bị một tên điên vô hình nhốt trong phòng tắm của một trạm xăng, nội tâm của anh bị giằng xé giữa tình yêu không được đáp lại, đức tin đầy mâu thuẫn và mối quan hệ mong manh với bạn bè và gia đình. Sự sợ hãi, kinh hoàng và giằng xé được khuếch đại trong không gian kín và nghẹt thở.
10/ "This Cursed House" của Del Sandeen
Vào năm 1962, nhân vật Jemma Barker đồng ý với lời mời kỳ lạ rời Chicago đến New Orleans để nhận việc tại dinh thự của gia đình Duchon. Khi đến nơi, cô thấy một cuốn lịch Halloween về những thú vui ở miền Nam: bóng ma, lời nguyền, phòng kín, bí mật gia đình và ham muốn loạn luân. Ẩn sâu bên dưới là dấu vết khủng khiếp và dai dẳng của chủ nghĩa phân biệt màu da. Tuy có chủ đề nặng nề, This Cursed House không kém phần thú vị khi ẩn giấu nhiều bí mật trong phả hệ gia đình.