“Nếu không thể tiếp thị bản thân, thì bạn tính tiếp thị những thứ khác như thế nào?”
Ogilvy có ý thức về thương hiệu cá nhân rất sâu sắc. Ông đã chứng minh được rằng một người Anh cũng có thể thành công trên đất Mỹ.
Mặc dù vào những năm 1950, thời trang phổ biến ở New York là những bộ đồ mang đậm chất Mỹ: rộng thùng thình như một chiếc bao tải. Nhưng Ogilvy lại ưa thích kiểu dáng thanh lịch làm từ các vật liệu truyền thống như len Anh hoặc vải tuýt của Scotland. Vẻ ngoài gọn gàng, áo sơ mi trắng tinh tươm, cộng thêm chiếc tẩu đã làm thành phong cách của Ogilvy, khiến ông khác biệt và nổi bật hơn những người ở Madison Avenue.
Câu thần chú lặp đi lặp lại cho những quảng cáo cũng chính là điều dễ thấy trong cuộc sống của Ogilvy.
Ogilvy cũng đã “nhảy việc” khá nhiều. Đầu tiên là làm đầu bếp tại khách sạn nổi tiếng Majestic ở Paris, tiếp theo là nhân viên bán hàng AGA tại cửa hàng Scottish Highlands, sau đó là nông dân ở vùng biên giới Amish, Pennsylvania, rồi đến chuyên gia hoạt động bí mật tại Camp X ở Ontario, Canada.
Việc làm nhiều ngành nghề đã góp phần tạo nên sự đồng cảm và tài năng bán hàng, và nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của ông.
Sự lập dị và sành điệu cũng thể hiện trên những thiết kế nội thất của Ogilvy. Năm 1965, ông đã mua Château de Touffou, một tòa lâu đài từ thế kỉ 15 ở Pháp. Tòa lâu đài này có màu đào, nằm ven hồ và có 37 phòng ngủ, một số tòa tháp lớn. Trong đó, ông đã dành riêng ra những căn phòng bí mật để trồng những cây kim ngân, đậu ngọt và cam.
Gia đình Ogilvy sở hữu Touffou cho đến ngày nay, và nó là một trong những lâu đài nổi bất nhất ở vùng nông thôn Pháp.
Những thành công ban đầu của ông trong việc kinh doanh chứa đựng rất nhiều bài học quý giá. Năm 1949, chỉ với 6.000USD trong ngân hàng, Ogilvy đã thuyết phục được các đại lý của Mather & Crowther và S. H. Benson Ltd. để hỗ trợ ông thành lập một cửa hàng quảng cáo mới. Lúc này, ông không biết gì về marketing và cũng không phải là một người viết lách giỏi.
Chỉ vài tháng trước, ông là một người trồng thuốc lá, với bộ dâu dài; nhưng ông có tham vọng. Sau khi được sự hỗ trợ tài chính của các đại lý ở London, Ogilvy đã lập một danh sách khách hàng mà ông muốn có. Đặc biệt là General Foods, Bristol Myers, Campbell’s Soup, Lever Brothers và Shell. Và sau 11 năm, tất cả những thương hiệu đó là khách hàng của ông.
Những phẩm chất Anh tinh túy của Ogilvy đã chiếm được lợi thế từ ngay những ngày đầu ông ở Mỹ. “Hóa ra, việc kiếm được những khách hàng lớn ở Mỹ dễ dàng hơn nhiều so với những những người Anh nhỏ bé… dù tôi đã có một vài khách hàng như Rolls-Royce.”
Ogilvy làm việc 6 ngày một tuần, 14 giờ một ngày và trong suốt 7 năm, Ogilvy & Mather đã giành được mọi dự án mà công ty này tham gia đấu thầu. Khách hàng của ông chỉ cần vài phút để ký vào dự án, một vài khách hàng lớn thì lâu hơn, chính xác là 7 phút.
Tính cách nổi bật nhất của Ogilvy là sự nhiệt huyết mà ông dành cho công việc. Ông luôn đặt sự hài hước, thông minh và thấu hiểu vào những việc mình làm, tạo ra lòng trắc ẩn của marketing hiện đại.
“Người tiêu dùng không phải là một kẻ ngu ngốc, mà họ là vợ của anh đấy!"
Ông đã có một nhắc nhở nổi tiếng với những người làm nội dung cho mình là: “Người tiêu dùng không phải là một kẻ ngu ngốc, mà họ là vợ của anh đấy! Sẽ là một sự xúc phạm trí thông minh của cô ấy nếu anh cho rằng khẩu hiệu đơn thuần, cộng thêm một vài tính từ thô lỗ thì sẽ thuyết phục được cô ấy mua bất cứ thứ gì. Những gì cô ấy muốn là những thông tin mà anh có thể cung cấp.”
Dù làm quảng cáo cho mặt hàng nào, từ những cái dây đeo quần màu đỏ, những bộ âu phục sắc sảo, đường ống ngầm… thì David Ogilvy luôn đối xử với khách hàng của mình bằng sự tôn trọng và hóm hỉnh.
#DD
Bài viết thuộc Trạm Đọc - Readstation