Đọc là hít vào, viết là thở ra
Đọc là hít vào, viết là thở ra
Đó là ý nghĩa của câu “Reading is like breathing in, writing is like breathing out”. Vậy tại sao người ta lại ví đọc và viết như việc hít vào và thở ra? 

 

“Reading is like breathing in” - “Đọc là hít vào” 

 

>> Bạn có thể đọc lại bài viết về tầm quan trọng của việc đọc đối với tư duy phản biện tại bài viết: https://tramdoc.vn/tin-tuc/doc-sach-anh-huong-nhu-the-nao-den-viec-ren-luyen-tu-duy-phan-bien-n9No9W.html

 

 

“Writing is like breathing out” - “Viết là thở ra”

 

“Hãy viết mỗi ngày trong cuộc đời mình. Hãy đọc thật nhiều. Để xem điều gì sẽ xảy ra. Phần lớn bạn bè của tôi với lối sống như vậy đều đang có sự nghiệp rất thành công.” - Ray Bradbury

Tại sao?

Viết lách, cùng với việc đọc, giúp chúng ta học cách suy nghĩ. Nhiều chuyên gia lập luận rằng lách CHÍNH LÀ suy nghĩ, giúp tách riêng những gì chúng ta biết khỏi những gì chúng ta tưởng là mình biết, giúp ta có thể nhận thức và đánh giá các suy nghĩ của mình rõ ràng hơn. Đó là một cách tương đối nhanh chóng để cải thiện khả năng phản tư cùng với khả năng giao tiếp của bạn. Bạn học cách viết, và sau đó viết để học. Bạn học về bản thân, về những quan điểm và cảm xúc của mình, về cách mà bạn ra quyết định. Khi bạn ghi lại điều gì đó bằng ngôn từ, bạn có thêm một cơ hội để trình bày nó một cách thành thật, theo dõi những sự thay đổi và quan điểm của mình theo thời gian. Đó là những kĩ năng giúp bạn nhận thức các thói quen của mình dễ dàng hơn và suy nghĩ thấu đáo hơn khi đưa ra quyết định về bước đi tiếp theo. 

Bằng cách nào?

Đánh giá xem bạn cần xác lập, khắc sâu hay mở rộng thói quen này. Có phải hằng ngày bạn chỉ viết e-mail mà không viết gì khác? Bạn thỉnh thoảng mới viết nhật kí vào kì nghỉ thay vì mỗi ngày? Bạn thường xuyên viết nhật kí nhưng muốn đi sâu vào phân tích hơn? Bạn muốn viết trên giấy, trên máy tính bảng hay đánh máy?

1/ Nếu bạn muốn viết nhật kí nhưng thấy nản vì còn quá nhiều trang trống, hãy tìm loại sổ chia phần theo ngày thật ngắn như loại nhật kí năm năm. Sổ ghi ngày sẵn cho bạn cái khung để điền vào dễ dàng trong một không gian nhất định. Bạn không cần phải chờ đến ngày 1 tháng 1; có rất nhiều kiểu nhật kí có thể tùy chỉnh mà bạn tự do lựa chọn ngày bắt đầu.

2/ Các hoạt động khác có thể giúp bạn xây dựng thói quen viết nhanh hằng ngày là việc ghi chép có mục đích xác định, như viết để cảm ơn, cầu nguyện, nhật kí sức khỏe hoặc ghi lại quá trình tập thể dục. Cách này phù hợp với một thói quen khác có thế bạn muốn xây dựng - nhật kí ghi chép quá trình tập thể dục có thể giúp bạn phát triển thói quen tập luyện tốt hơn. Một lần nữa, có rất nhiều loại số mà bạn có thể mua hoặc in ở nhà với tiêu đề phù hợp cho nhiều hoạt động khác nhau để thúc đẩy bạn. 

3/ Phát triển kĩ năng viết hơn nữa bằng cách viết những bài văn với kết mở. Hãy viết về bản thân. Đây không phải là một việc làm đề cao chính mình mà là để phản tư; có thể nhằm phục vụ lợi ích của bạn hoặc của người khác. Bạn có thể viết về các kì nghỉ của mình hoặc cách mà bạn đã phát triển sự nghiệp, tất cả để tạo ra những câu chuyện mà bạn có thể đọc lại sau này. Bạn có thể viết về tuổi thơ của mình để ghi lại những câu chuyện mà bạn muốn kể cho con cháu. Khi anh trai tôi kết hôn, vợ anh đã nhận được một cuốn sách về anh mang tựa đề An idiot’s in guide to guiding an idiot (Sách chỉ dẫn cách chỉ đạo một tên ngốc từ một kẻ khờ). Phải khẳng định rằng không có ai là kẻ ngốc cả, nhưng ý tưởng viết một cuốn “cẩm nang” về bản thân bạn hoặc ai đó thân thiết với bạn có thể là một cách viết lách vừa hé lộ nhiều điều, vừa hài hước. Nếu bạn thấy viết về ai đó là quá riêng tư, hãy thử viết về thú cưng hoặc sở thích của bạn.

4/ Nếu bạn muốn cải thiện khả năng giao tiếp với độc giả, hãy viết một vài lá thư hoặc bài báo gửi cho các tạp chí, các nền tảng hoặc các báo mà bạn đọc. Việc này sẽ khiến bạn phải cân nhắc lựa chọn từ ngữ và giọng điệu truyền tải nội dung khi viết, và ngoài ra nó còn có khả năng đem lại phần thưởng dễ thấy hơn là sự thỏa mãn đơn thuần sau khi thể hiện được những ý nghĩ của bạn [với nhiều người khác].

5/ Nếu bạn đã có sẵn thói quen viết để phản tư, bạn có thể kết hợp viết lách với nghiên cứu để viết về một nơi chốn, chủ đề hoặc nhân vật nào đó mà bạn vốn quen thuộc hoặc muốn tìm hiểu thêm. Bạn có thể làm việc này cho bản thân hoặc hướng tới mục tiêu xuất bản tác phẩm. Hãy đặt giới hạn thời gian hoặc số từ sao cho hợp lí mỗi ngày.

- Theo cuốn sách “Rèn thói quen tư duy phản biện - Công cụ và ứng dụng kiến tạo tư duy ưu việt” 

 

Tags: