Chúc mừng Ngày của mẹ: Câu chuyện về một người mẹ ở Iran
Chúc mừng Ngày của mẹ: Câu chuyện về một người mẹ ở Iran
Nhân dịp Ngày của mẹ, Trạm Đọc xin gửi đến độc giả câu chuyện của Alireza Taghdarreh, một cây viết trên trang The Atlantic, kể về chính người mẹ của mình.

Ngày của mẹ ở Iran thường được coi là dịp lễ tôn giáo để kỷ niệm ngày con gái của nhà tiên tri Muhammad chào đời. Vào ngày này, tôi thường ngắm nhìn lại bức ảnh được chụp vào năm 1970, ghi lại cảnh một người phụ nữ trong trang phục đen, đi bộ trên đường phố Tehran và dắt theo một đứa trẻ 7 tuổi. Cậu bé trong bức ảnh đó chính là tôi và người phụ nữ đó là mẹ tôi.

Bà đưa tôi đến nơi mà bà chưa bao giờ được phép tới. Vào cái ngày tràn đầy ánh nắng tinh khôi khi bức ảnh này được chụp, mẹ tôi đã mặc cho tôi một chiếc áo sơ mi trắng, quần dài và đặt vào tay tôi một chiếc cặp sách. Tôi là học sinh duy nhất trong lớp ăn vận gọn gàng đến vậy. Khi đó, mẹ tôi 21 tuổi và tôi là đứa con lớn nhất trong nhà được đến trường. Ở một vài thành phố bên ngoài Tehran như nơi mẹ tôi sinh ra và lớn lên, rất hiếm bé gái được đi học. Sau ngày tôi ra đời, mẹ tôi đã dành toàn bộ thời gian để trở thành một người mẹ tốt. Bà thường dẫn tôi đi qua các cánh cửa, vào tận bàn học của tôi và trở về nhà. Đi học vẫn chỉ là ước mơ của bà mà thôi.

Bây giờ, ở tuổi 67, bà vẫn kể với tôi rằng, thuở bé, bà thường đi đến ngôi trường gần nhà vào buổi chiều và chờ đến giờ tan học. Bà sẽ đến gần và ngỏ lời cầm sách vở giúp các nữ sinh. Khi làm như vậy, bà có cảm giác mình cũng giống như bao học sinh khác. Chúng ta có thể cảm nhận được rằng, bà đã mặc cảm đến mức nào khi không được đến trường.

Theo truyền thống ở Ba Tư, khi mẹ tôi lên 7 tuổi, trong khi những đứa trẻ khác đang bắt đầu đến trường thì bố mẹ tôi đã tham gia một lớp học về kinh Koran và các nhà thơ Ba Tư vĩ đại. Bà rất thích học. Trước khi lên 8 tuổi, bà đã đọc toàn bộ kinh Koran và Divan of Hafez, một trong nhưng cuốn sách về thơ ca khó đọc nhất ở Ba Tư. Bản sao của Hafex là cuốn sách đầu tiên tôi nhìn thấy trên đời, và nhiều dòng chữ trong cuốn sách đó vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Nhưng học vấn của mẹ tôi lại không thể hơn được tôi.

Dù vậy, bà lại là một trong những người đi lên từ đống đổ nát của thất bại. Bà đã chuyển cảnh ngộ của bản thân thành tình yêu tri thức và tưới tắm tâm hồn tôi bằng sự hiểu biết. Bà đã định vị tôi trên con tàu ước mơ của bà. Không may là, sau khi tôi nhận được bằng phổ thông và sẵn sàng cho bậc học cao hơn, các trường đại học lại đóng cửa ở đất nước tôi trong suốt một thời gian dài sau cuộc cách mạng năm 1979.

Tương tự như mẹ của mình, tôi tiếp tục tự học. Trải qua hơn hai năm, tôi có thể ngồi một mình trong phòng và học tiếng Anh từ các tờ báo, tạp chí và bất cứ cuốn sách văn chương nào mà tôi có trong tay từ những hiệu sách cũ hoặc từ những người đưa chúng về từ những quốc gia khác. Mỗi sáng, tôi thường lắng nghe chương trình của Đài tiếng nói Mỹ có tên là “The Breakfast Show” trên một chiếc radio bỏ túi giá rẻ, sau đó, ghi âm lại trên băng cassette và bật lại chương trình đó vài lần trong ngày. Người dẫn chương trình Phil Irwin trở thành một trong những giáo viên và người bạn thân thiết nhất của tôi ngay cả khi anh không nhận ra điều này. Tôi nhớ những chương trình radio đó, những bài thơ và thỉnh thoảng là các bộ phim.

Phil, cùng với những tác giả và nhiều nhà báo khác đã mang văn minh của nhân loại đến với nhiều bé gái ở các ngôi nhà trên khắp thế giới bằng những cuốn sách của mình. Một người đàn ông khác là Henry David Thoreau, tác giả cuốn sách Walden, kể về việc di chuyển những khúc gỗ gần Hồ Walden (Massachusetts) để sống hài hoà với thiên nhiên. Tôi càng học nhiều về Thoreau và những nhân vật siêu việt người Mỹ khác như Ralph Waldo Emerson (người đồng sáng lập The Atlantic Monthly), tôi càng tin rằng, chất văn của họ rất gần với văn chương và thơ ca ở Ba Tư hơn bất cứ nơi nào khác.

Thoreau và Emerson coi trọng giá trị cá nhân và tin rằng, con đường thực sự dẫn đến sự phát triển của xã hội luôn bắt đầu từ các cá nhân. Thoreau cho rằng: “Nếu bạn tôn trọng những điều quen thuộc thì âm nhạc và thơ ca sẽ được ngân vang trên khắp các đường phố”. Các tác phẩm luôn gặp gỡ ở một thế giới đầy âm nhạc và thơ ca như vậy, nơi bất cứ âm thanh nào cũng có thể trở thành tiếng nhạc nếu tâm hồn sẵn sàng lắng nghe. Truyền thuyết về cuộc đời của Rumi đã từng đưa ra dự đoán về các tác phẩm của Thoreau. Tác phẩm đó nói rằng, Rumi đang đi qua một khu chợ ồn ào với tiếng búa của người thợ kim hoàn đập theo từng bước nhảy của ông ấy.

Cuối cùng, tôi quyết định dịch cuốn sách Walden sang tiếng Ba Tư. Dự án này kéo dài suốt 10 năm và cuối cùng tôi đã đến hồ Walden vào mùa hè năm ngoái. Hai học giả người Mỹ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình dịch thuật cuốn sách này qua mạng. Họ đã tạo điều kiện để tôi có một bài nói chuyện tại Học viện Thoreau, một tổ chức chuyên bảo vệ các di sản của nhiều tác giả và Walden Woods, nơi ông sáng tạo ra tuyệt tác của mình. Tôi soi mình xuống ao vào lúc hoàng hôn, rồi sau đó, đứng bên các học giả Mỹ ngay vào ngày hôm sau để phát biểu về Thoreau, tôi nghĩ đến lời trích dẫn của Emerson: “Con người chính là sản phẩm của những người mẹ”.

Ở Mỹ, tôi đến một phòng tiếp tận rất rộng rãi và ấm áp và thực sự ngạc nhiên rằng, nhà thơ người Iran, Rumi sống vào thế kỷ 13 là tác giả được tìm đọc nhiều nhất tại Mỹ. Vào năm ngoái, tôi đã trở lại nơi đây để nói chuyện về Thoreau, Rumi và các nhà thơ Ba Tư khác. Tôi tìm thấy bản thân mình, một người mới chỉ tốt nghiệp phổ thông và tự học tiếng anh, khi đang giảng giải cho các học giả, nhà văn và học sinh quốc tế tại Mỹ. Họ đối xử với tôi rất công bằng và trao tặng tôi bằng đại học, thứ mà tôi chưa bao giờ nhận được tại một trường đại học nào.

Khi tôi trở về nhà, mẹ tôi lại nhắc tôi nhớ đến ngày bà dắt tôi tới trường. Bà nói rằng: “Mẹ chưa bao giờ nghĩ rằng, mẹ đang dẫn con đi học cấp một. Mẹ nghĩ rằng, mẹ đang đưa con đến một trong những nơi quan trọng nhất trên thế giới mà mẹ không biết tên gọi nơi đó là gì”. Bà đã treo bằng đại học của tôi lên tường nhà. Cuộc sống mới của tôi cũng trở thành cuộc sống mới của bà. Và chúng tôi lại tiếp tục hành trình của mình.

Minh Phương

Theo The Atlantic

Tags: