Khi so sánh với việc bị chọc giận, xấu hổ, ngạc nhiên, và thậm chí buồn chán; thì sự buồn bã tồn tại lâu hơn những cảm xúc khác.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Motivation and Emotion, phát hiện thấy sự buồn bã có xu hướng gắn với các sự kiện có một tác động lâu dài quan trọng lên cuộc sống của con người, như sự mất người thân (Verduyn & Lavrijsen, 2014). Saskia Lavrijsen, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích:
“Suy nghĩ nghiền ngẫm là yếu tố quyết định chính của việc tại sao một số cảm xúc tồn tại lâu hơn những cảm xúc khác. Những cảm xúc gắn với mức độ nghiền ngẫm cao thì sẽ tồn tại lâu nhất. Những cảm xúc có khoảng thời gian tồn tại ngắn hơn thì thường – nhưng tất nhiên, không phải luôn luôn- bị gây ra bởi những sự kiện tương đối kém quan trọng. Mặt khác, những cảm xúc tồn tại lâu có xu hướng chỉ về một điều gì đó rất quan trọng.”
Các kết quả đến từ một cuộc khảo sát với 233 sinh viên được yêu cầu nhớ lại những trải nghiệm cảm xúc và chúng kéo dài bao lâu.
Sau đây là khoảng thời gian mà mỗi cảm xúc tồn tại, về trung bình:
Ở mức cực đoan, trong khi sự ghê tởm và xấu hổ có xu hướng mất đi trong 30 phút, thì sự buồn bã tiếp tục tồn tại trung bình khoảng 120 giờ. Trong khi ấy, sự buồn chán có xu hướng mất đi trong một vài giờ, dù tất nhiên bạn cảm giác nó tồn tại lâu hơn!
Cũng có những kiểu mẫu thú vị trong số những cảm xúc có liên quan với nhau. Ví dụ, sự sợ hãi có xu hướng tồn tại trong một thời gian ngắn, trong khi người anh em gần gũi của nó là sự lo lắng tồn tại lâu hơn nhiều. Tương tự như vậy, sự xấu hổ qua đi tương đối nhanh, nhưng cảm giác tội lỗi có xu hướng ở lại lâu hơn nhiều.
Trạm Đọc
Theo PsyBlog
Thanh Hằng dịch / Theo Chienon