Cái giá phải trả: Nếu bạn muốn sống cuộc đời của người khác
Cái giá phải trả: Nếu bạn muốn sống cuộc đời của người khác
Chắc hẳn đã hơn một lần trong đời, ta ao ước được trở thành một ai đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, hoàn mĩ hơn. Nhưng điều gì cũng có cái giá của nó, và ước mong "trở thành một ai khác" cũng không phải là một ngoại lệ.
Bạn đã bao giờ nhìn vào cuộc đời một ai đó với sự ghen tỵ, một sự ghen tỵ đủ để trong một hoặc hai khoảnh khắc (hoặc lâu hơn thế), bạn ước mình được trở thành người ấy? Michelle Obama với sự kết hợp của duyên dáng và nồng nhiệt; George Clooney phong cách, hấp dẫn cùng khiếu châm biếm hài hước; Usain Bolt hoặc Lionel Messi hay bất kì biểu tượng thể thao nào khác.

Hoặc có thể là ai đó không hề nổi tiếng, chỉ là người mà bạn biết họ có một cuộc sống thú vị: một công việc đầy thách thức và hứng khởi, một bạn đời ấm áp và hấp dẫn, một căn hộ rộng rãi và có tầm nhìn đẹp (và vâng, thậm chí cả thói quen kiểm tra trước khi đi du lịch). Liệu có những phút giây mà, nếu được cho cơ hội trở thành họ, bạn sẽ bị cám dỗ bởi cơ hội đó?

 

 

Liệu chúng ta có thực sự muốn điều này? Và chúng ta sẽ học được gì về bản thân hay cách chúng ta nhìn nhận cuộc đời mình nếu ta thực sự cân nhắc đến nó? 

 

 

Chắc chắn sẽ có những rối rắm ở đây. Nếu bạn sống cuộc đời của người khác, ai sẽ nuôi dạy những đứa con của bạn hoặc yêu thương chồng thay bạn hay chăm sóc cho bố mẹ bạn khi họ ở tuổi xế chiều? Sự thật là, nếu bạn biến thành người khác thì con của bạn sẽ chẳng tồn tại ngay từ ban đầu. Đó chẳng phải là một ý nghĩ vui vẻ cho lắm. Để giải quyết vấn đề này, có lẽ cách tốt nhất là thực hiện nó dưới dạng một vụ giao dịch: bạn sống cuộc đời của người ta, thì người ta sẽ sống cuộc đời của bạn, và sống đúng theo cách mà bạn đã sống. Mọi trách nhiệm của bạn sẽ được hoàn thành, vậy nên chẳng có gì phải cảm thấy tội lỗi cả. 

Nếu chúng ta nghĩ theo hướng này, vậy câu hỏi về mong muốn trở thành ai đó sẽ là câu hỏi về thứ chúng ta có thể gọi là trải nghiệm: liệu có ai đó khác đang sở hữu những trải nghiệm mà bạn muốn có, giả sử như mọi thứ khác đều tương đồng?

Một hạn chế tức thời về mong muốn có được trải nghiệm của người khác chính là khao khát trở thành ai đó của tôi được xây dựng dựa vào những giá trị và khát vọng của chính mình; vậy nên, tôi buộc phải là “tôi” trước khi muốn trở thành “anh”. Tuy nhiên, việc có bất cứ một trở ngại thực sự nào cho mong ước như thế là không rõ ràng. Tôi có thể nói chính xác, bằng sự hiểu biết của mình, rằng trải nghiệm trở thành người khác sẽ tốt hơn, và rằng ít nhất cũng sẽ có sự trùng lặp với họ ở những thứ mà họ đã tạo nên những giá trị và khao khát của tôi nhưng lại có trải nghiệm tốt hơn tôi. Cho nên, tôi vẫn thích được làm họ hơn.

Ngoài ra, tôi thực sự không biết bất kì ai đủ rõ để nhận định được rằng liệu họ có những giá trị và khát vọng này không. Ý tưởng ở đây là tôi không biết người ta đủ rõ để xem xem tôi có nên trao đổi trải nghiệm với họ hay không. Thế nhưng, người ta vẫn có thể tranh cãi rằng, nếu tôi thực sự quen thuộc với một người thì tôi vẫn sẽ muốn trở thành người đó.

Tôi nghĩ, sau khi tự xem xét, hầu hết chúng ta sẽ không muốn trao đổi với người khác dù cuộc sống của họ chỉ có vẻ thành công hay lôi cuốn hoặc thậm chí là thực sự thành công hay lôi cuốn. Dù vậy, để biết lý do, chúng ta vẫn nên chuyển đổi góc nhìn của bản thân. Chúng ta phải nhìn vào những trải nghiệm của chính mình hơn là của người khác, hoặc có lẽ, nên nhìn vào trải nghiệm của bản thân trước. Ta bằng lòng từ bỏ điều gì để được trở thành người khác? Những mối quan hệ với mọi người - con cái, chồng (người yêu), bạn bè - và toàn bộ những kỷ niệm quá khứ. Tôi sẽ không chịu đựng điều đó. Mất mát của tôi cũng sẽ chính là toàn bộ trải nghiệm của mình.

 

 

Chắc chắn sẽ có những người có cuộc sống khó khăn vô cùng. Với họ, việc trao đổi trải nghiệm sống cho người khác có lẽ sẽ khá đáng giá. Nhưng bao nhiêu người trong số chúng ta thấy mình ở hoàn cảnh đó?

 

 

Tôi có những kỷ niệm đặc biệt với những người mà tôi quan tâm. Tất nhiên, người mà tôi trao đổi cùng cũng sẽ phải quan tâm những người đó, theo một cách tương tự; vậy nên những điều tôi sẽ làm vì họ sẽ được hoàn thành. Nhưng những kỷ niệm của chính tôi cũng mất. Thay vào đó, tôi sẽ có kỷ niệm với những người khác mà tôi không biết, cũng như những người tôi giao tiếp hay sống cùng. Nó sẽ như thế nào? Tôi không thể nói rõ được. Mong rằng người kia sẽ có công việc mà họ thích, và dư dả về kinh tế, và nổi tiếng hoặc xinh đẹp. Nhưng liệu những khác biệt này có đủ sâu sắc để tôi muốn trao đổi hay không?

Ở mức độ này, thì điều đó giống như đang hỏi liệu tôi có nên đánh đổi những trải nghiệm gắn bó sâu sắc nhất với mình, để lấy vài món hàng dường như không thể quan trọng bằng những mối quan hệ. Cuộc trao đổi chính xác, thay vào đó, sẽ là dùng trải nghiệm của tôi, đổi lấy những lợi ích bề nổi của họ, cộng với vài thứ quan trọng khác - những thứ mà tôi chẳng hề quen thuộc, nếu ở trong trường hợp của họ.

Nếu nhìn theo hướng này, cuộc trao đổi như thế dường như đã bắt đầu trở nên ít hứa hẹn hẳn.

Tuy nhiên, mục tiêu là, miễn rằng các mối quan hệ của họ đều tốt đẹp - các quan hệ làm họ thích thú với những trải nghiệm của mình - thì tôi không cần biết chính xác chúng là như thế nào. Nhưng mục tiêu này vấp phải một trở ngại: kể cả khi đó có là những trải nghiệm tốt đẹp, thì liệu chúng có phải là những điều mà tôi muốn đổi lấy? Đây là nơi tôi coi trọng và khát khao, những điều mà tôi đã phát triển trong suốt cuộc đời mình, đã bắt đầu thể hiện sức ép của mình. Những trải nghiệm mà tôi quý trọng trong đời không đơn giản chỉ là kết quả của sự vui thích mà còn là những trải nghiệm tôi thấy giá trị. Và tôi quý trọng chúng bởi chính con người tôi.

Vậy nên vấn đề không phải chỉ là trải nghiệm của những người khác có tốt đẹp hay không, mà nó còn hơn cả thế, chúng phải là những trải nghiệm tốt đẹp mà tôi muốn có, và muốn đủ để tôi trao đổi với những trải nghiệm của tôi. Những trải nghiệm của người khác sẽ phải rất giống với của tôi, kiểu như những trải nghiệm quan trọng nhất với tôi, để có thể là một ứng viên cho cuộc trao đổi.

Điều đó không chỉ là một thứ tôi không thể biết mà còn là điều không có khả năng xảy ra.

Hơn thế, chúng ta đã cùng trải qua những khó khăn cùng với người mà chúng ta yêu quý và không hề hối hận vì đã làm điều đó. Ví dụ như, con cái của ai đó gặp phải những trở ngại về mặt xã hội, hoặc một người bạn mất việc, thì đó không chỉ là khó khăn với mình họ, mà chúng ta cũng trải qua những nỗi niềm ấy khi chúng ta đồng hành cùng họ trong những cố gắng của họ. Chúng ta sẽ ước rằng họ không phải đương đầu với những vấn đề ấy. Nếu họ buộc phải đương đầu, thì chúng ta sẽ ở bên cạnh và tiếp sức cho họ. Chúng ta sẽ không muốn bất kì ai ở đó. Chúng ta muốn chính mình ở đó dù cho nó có phải là những trải nghiệm vui vẻ với mình hay không. 

 Tất nhiên, chúng ta sẽ mong rằng họ không có những trỉa nghiệm kiểu như vậy ngay từ ban đầu. Nhưng đó là vì lợi ích của chính họ hơn là vì chúng ta. Nếu họ có những trải nghiệm như thế, chúng ta sẽ chọn chịu đựng những trải nghiệm không vui của chính mình cùng với họ. Ngoài ra, khi đánh giá rằng những trải nghiệm ấy quá nặng nề với mình, thì chúng ta thường mong rằng chúng không xảy ra hơn, nhưng đó lại là một vấn đề tầm thường hơn. Đó là vấn đề về việc cuộc sống của chúng ta đã trải qua những khoảnh khắc khó chịu như thế nào,  chứ không phải một cuộc tranh luận về việc trao đổi cuộc đời. Cuộc tranh luận về việc trao đổi cuộc sống sẽ phải được xây dựng dựa trên ý nguyện chấp nhận không có các mối quan hệ, cùng với bất kì điều bất hạnh nào đi kèm.

Khi tôi chất vấn về việc tôi sẽ trao đổi cuộc đời với một ai đó khác, tôi đang nhìn từ những góc nhìn của tôi và tự hỏi rằng liệu tôi có muốn có những mối quan hệ với những đặc trưng riêng biệt mà người khác có. Và, cho dù những đặc trưng ấy có là gì, thì nó cũng sẽ khác với những đặc trưng trong các mối quan hệ của tôi, nhưng mỗi quan hệ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với chính tôi. Tôi đang so sánh điều mà tôi coi trọng trong chính trải nghiệm của mình với điều mà tôi coi trọng trong một trải nghiệm mà những đặc điểm cốt yếu nhất đều nằm ngoài tầm với của tôi. Khi chúng ta đã thấy rõ điều này, thì hầu hết chúng ta, nếu có được một cuộc trao đổi, thì nhiều khả năng sẽ không để nó diễn ra.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà cuộc đời của những người hoặc giàu có, hoặc nổi tiếng, hoặc được công nhận, hoặc có ảnh hưởng, hoặc có vẻ đẹp; luôn được bày ra trước mặt mình như thể đó là điều gì đáng mong mỏi lắm. Tất nhiên là chẳng có gì sai với chính bản thân sự mong mỏi. Nhưng trong phạm vi mà những cuộc đời này được bày ra trước chúng ta giống như thứ gì vô cùng đáng khao khát, như cuộc đời mà ta chắn chắn muốn nếu ta có thể có nó, thì chúng ta đang được thể hiện cho thấy một ý niệm yêu cầu ta quên đi những điều quan trọng với mình.

Trong thời đại mà mọi người đều chú trọng đến sức hút , thì những tiêu chuẩn tạo ra sức hút thông thường đã dần dần mất đi giá trị của nó rồi. Do đó nó sẽ dễ dàng hơn, và có tính chất bắt buộc, để thừa nhận rằng cái thế mạnh về sức hút của mình sẽ là cái mình hướng tới, chứ không phải những yếu tố đã nhắc tới ở trên.

 

Nguồn: https://www.nytimes.com/2017/07/17/opinion/if-you-could-be-someone-else-would-you.html?rref=collection%2Fcolumn%2Fthe-stone

Tags: