Nỗi sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh sợ cô đơn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những mối quan hệ không hạnh phúc, sự kìm hãm phát triển tâm lý, chứng sợ sự gò bó và những nỗi đau dồn nén. Giá như chúng ta có thể hiểu chúng để tự cứu lấy cuộc đời này.
Dưới đây là những bất lợi của tuýp người sợ cô đơn:
- Người sợ cô đơn thường có những lựa chọn sai lầm. Họ không có tiêu chí để khẳng định một người nào đó ấm áp, hấp dẫn hay tự tin. Họ cũng không đủ sức để trở thành ứng viên 20 hoặc 200 trong bất kỳ cuộc thi nào. Họ không muốn tiếp tục mối quan hệ với những người đã tự hòa hợp được với viễn cảnh không cần ở bên ai.
- Bên cạnh không đúng người trong một thời gian ngắn, bạn có thể chịu đựng được nhưng với khoảng thời gian dài hơn thì không hề tốt chút nào. Việc này giống như khi bạn làm việc gì đó mà bản thân cảm thấy”hơi sai một chút” nhưng lại không làm bất kỳ hành động gì và dần bạn sẽ quen với điều đó. Lúc này, bạn sẽ không phân biệt được việc “hơi sai một chút” đã trở nên “hoàn toàn kinh khủng”. Bạn ngại việc làm mất lòng người khác vì chính những sai lầm của họ, để rồi chính bạn nhận lại những cảm xúc tiêu cực mà họ mang đến.
- Khi sợ hãi sự cô đơn, bạn không có sức để tranh luận trong bất kỳ mối quan hệ nào. Ai cũng muốn ở bên cạnh người không sợ hãi sự cô đơn. Khi nói chuyện với người khác, mọi người thường cảnh giác với những người chẳng có nơi nào để đi. Trong cuộc tranh cãi, nếu bạn nói rằng “Đủ rồi” để kết thúc - việc này chẳng ích gì khi thực tế ai cũng biết là không phải vậy. Đây chỉ là một cách kết thúc tạm thời để bạn sẽ không bị bỏ rơi.
- Chúng ta có xu hướng phát triển sự bất lực mà ta có. Mọi nỗi khổ mà chúng ta từng phải chịu khi cô đơn đều trở nên tồi tệ hơn, ngay cả khi đã có thêm kinh nghiệm đối mặt với sự cô đơn. Cuộc sống ngày nay phát triển hơn ngày xưa rất nhiều, thoải mái hơn nhưng vẫn có những mặt trái của nó. Đôi khi chúng ta cảm thấy thật lạc lõng và chênh vênh khi ở một mình, bạn không biết cách hòa mình vào bữa tiệc hoặc đơn giản là mua quà cho cháu trai - và ngay lập tức, chúng ta đã lựa thêm một người khác để bù đắp những thiếu sót đó thay vì việc tự thuyết phục bản thân mình để làm quen, khắc phục. Những người độc thân không có lựa chọn nào ngoài việc vượt qua những ức chế của họ bằng cách: học làm vườn, nghỉ dưỡng ở vùng núi, trải qua chịu đựng những ngày cuối tuần trống vắng, gọi điện cho mẹ hoặc nấu một bữa ăn ngon. Nhờ đó, họ có khả năng phục những tổn thương mà xã hội đè nén.
– Với những người cảm thấy tự do là 1 điều gì đó rất xa xỉ, họ sẽ liên tục nhớ về những gì mình đã trải qua. Dù trong những bữa tiệc hay khi hòa mình trong những con phố đông đúc, họ cũng không cảm nhận được bầu không khí tại đó, bởi bản thân học đã quá quen với việc chìm vào bóng đêm cô độc.
– Có những cảm xúc và ý tưởng sẽ chỉ nảy ra trong thời gian bạn ở một mình nhưng sự xuất hiện của bạn bè đã khiến chúng ta không thể phát huy những điều đó. Chúng ta có xu hướng mất đi sự “độc đáo” của bản thân và trở nên giống những người khác. Sự giả tạo bên ngoài tạo nên những cuộc hội thoại trống rỗng mà bạn lại vô tình quên cái quan trọng là phải hiểu chính bản thân mình. Bạn thường “buôn chuyện” với một người khác hoặc làm một việc nào đó để đánh lạc hướng cảm xúc khi có vấn đề sắp phát sinh, nỗi đau chớm nở. Bạn sợ đối mặt với chúng nên trốn tránh chứ không đối mặt giải quyết. Kết quả là bạn sẽ không bao giờ thực sự cảm nhận hoặc hiểu về bản thân mình. Đó chính là lý do vì sao bạn không thể trả lời được những câu hỏi liên quan tới nghề nghiệp, mục đích sống bởi bạn không lắng nghe bản thân mà bạn lựa chọn trò chuyện về những thứ khác với người khác để lấp đầy thời gian trống vắng trong ngày.
Trạm Đọc | Theo Theshooloflife