Về mặt học thuật, chúng ta làm việc nhiều giờ liên tục chỉ để đạt được những dấu ấn xuất sắc. Mặc dù hầu hết đều nói "tiêu chuẩn cao thì mới có thể phát triển", nhưng nhiều người không biết những khó khăn phải trải qua để đạt được sự hoàn hảo.
Đôi khi chúng ta tự cảm thấy mình lười biếng vì trì hoãn, nhưng sự chậm trễ xuất phát từ nỗi sợ thất bại chứ không phải vì bạn lười biếng. Áp lực bạn đặt lên bản thân đè nặng và bạn đeo mác "không đủ giỏi" mỗi ngày.
Bạn không chỉ có những tiêu chuẩn cao cho bản thân mà còn có những tiêu chuẩn đó cho những người khác. Nếu mọi người không thực hiện theo mong đợi của bạn thì bạn cho rằng họ không đủ năng lực.
Điều này gây ra rất nhiều sự thất vọng vì bạn không thể tin tưởng bất cứ ai để chia sẻ những gánh nặng. Vì vậy, thay vì là một thành viên của một nhóm, bạn làm việc một mình và cố gắng làm hai hoặc ba công việc cùng một lúc.
Nỗ lực trở nên hoàn hảo là cánh cửa dẫn đến bất hạnh. Nó được gọi là chủ nghĩa hoàn hảo và giấc mơ không thể đạt được đang làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chúng ta.
Chúng ta cố gắng hướng đến sự hoàn hảo về cơ thể, về hiệu suất và các mối quan hệ. Trong một xã hội đề cao những sai lầm, có lạ gì khi rất nhiều người trẻ cố gắng thực hiện nhiệm vụ bất khả thi và hy vọng bản thân trở nên hoàn hảo?
Bạn biết mình là người cầu toàn nếu:
1. Tìm lỗi trong những gì bạn hoặc người khác làm
2. Đặt ra các tiêu chuẩn cao không thực tế
3. Chỉ trích quá mức những sai lầm
4. Tìm kiếm sự chấp thuận để làm điều gì đó
5. Chần chừ và tránh những tình huống có thể dẫn đến thất bại
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, chủ nghĩa hoàn hảo trong giới trẻ đã gia tăng đáng kể kể từ những năm 1980. Sự gia tăng chủ nghĩa hoàn hảo có liên quan đến sự gia tăng căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Mong muốn trở nên hoàn hảo thậm chí đã bị ràng buộc với ý định tự tử.
Trong một phân tích tổng hợp được xuất bản trên Tạp chí Nhân cách, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 45 nghiên cứu liên quan đến 54 mẫu, với 11.747 người tham gia cho thấy mối liên hệ giữa chủ nghĩa hoàn hảo với những suy nghĩ và hành vi tự sát.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét các nghiên cứu có chủ đề về chủ nghĩa hoàn hảo xoay quanh những kỳ vọng quá mức vào bản thân, cảm thấy áp lực từ người khác (bao gồm cả cha mẹ hoặc xã hội). Và kết quả chỉ ra rằng những người đạt điểm cao về chủ nghĩa hoàn hảo cũng cho thấy họ có nhiều ý định tự tử hơn.
5 bước để xoa dịu mong muốn trở nên hoàn hảo của bạn
Giải quyết nỗi sợ thất bại
Thành công nằm ngoài thất bại. Sợ thất bại tạo ra căng thẳng và lo lắng, nó có thể khiến bạn không thể tiến lên và đạt được mục tiêu của mình. Nếu bạn không nắm lấy cơ hội và thử làm điều gì đó, bạn sẽ không bao giờ biết cảm giác thành công thực sự là như thế nào. Và ngay cả khi bạn thất bại, điều đó cũng không sao. Thành công được sinh ra từ những sai lầm.
Trưởng thành từ những sai lầm
Ai cũng mắc sai lầm. Hãy xem chúng như cơ hội học hỏi hơn là thất bại. Hãy tự hỏi bản thân "Tôi có thể học được gì từ cơ hội học tập này và tôi có thể sử dụng nó như thế nào để cải thiện cuộc sống của mình?".
Trân trọng những lời khen và tán dương
Hãy dành thời gian để ăn mừng thành tích của bạn trước khi vội vàng chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Ngoài ra, hãy chú ý đến những lời khen ngợi mà người khác dành cho bạn. Những sự thật được nói ra thường khó nghe nhưng chúng là câu trả lời cho những gì người khác nhìn thấy ở bạn.
Chấp nhận con người của bạn
Thật buồn tẻ nếu tất cả chúng ta đều hoàn hảo. Nếu đúng như vậy, sẽ không có máy bay, điện, công nghệ hay các video vui nhộn trên YouTube. Với mỗi sai lầm chúng ta học được, chúng ta trưởng thành và hiểu thêm một chút về cuộc sống. Đừng để những áp lực phải trở nên tốt hơn cướp bạn khỏi việc tìm thấy sự bình yên bên trong và chấp nhận con người của chính mình.
Đừng đầu hàng chủ nghĩa hoàn hảo
Vẻ đẹp của bạn nằm ở sự không hoàn hảo. Bạn là một tác phẩm nghệ thuật. Đừng đầu hàng những lời phán xét rằng bạn không đủ tốt, không đủ thông minh, không đủ hấp dẫn, không đủ xứng đáng... Những lời nói dối đó sẽ cướp đi niềm vui sống của bạn.
Theo CafeBiz