Nói về sách kinh tế thì có thể kể ra một rổ ví dụ như Kinh tế học cấm đoán, Kinh tế học hài hước, Siêu kinh tế học hài hước... nhưng hôm nay, hãy cùng tìm hiểu một số đầu sách khác biệt mà có lẽ bạn chưa từng biết đến.
Lựa chọn đầu tiên dường như có vẻ không nói về kinh tế học cho lắm. Cuốn sách có tên là Normal Accidents, tác giả Charles Perrow. Tôi tin rằng tác giả là một chuyên gia về bảo mật hệ thống, trong cuốn sách này tác giả tranh luận rằng công nghệ càng phức tạp thì tỉ lệ rủi ro càng tăng lên.
Normal Accidents - Charles Perrow
Charles Perrow là một nhà xã hội học, rất hứng thú tìm hiểu những hệ quả không lường trước được, và từ cái nhìn từ đó lại càng hứng thú hơn với những thảm họa công nghệ. Cuốn sách thảo luận về những sự cố trong những hệ thống phức tạp và khám phá ra lí do tại sao sự cố xảy ra: những thất bại của loài người trong việc đi sâu vào hệ thống, những kết luận chung chung và thực tế là bạn có thể mắc một lỗi rất nhỏ nhưng sai một ly đi một vạn dặm. Đây là một cuốn sách khá chuyên môn, nhưng rất tuyệt vời và hoàn toàn thuyết phục.
“Những nhà kinh tế học quen với việc giải thích theo những cách khá trừu tượng mà không nhìn vào chi tiết những gì đang thực sự diễn ra.”
Tôi ưu tiên đọc cuốn sách này vì tôi muốn viết về một sự cố cụ thể. Chị gái tôi là một kỹ sư an toàn với chuyên môn cao, và chị đưa tôi một tá những cuốn sách về an toàn xây dựng. Nhưng khi tôi đọc đến cuốn sách của Perrow, tôi nhận ra rằng nó viết về cuộc khủng hoảng tài chính. Điều đó làm tôi rất bất ngờ, tôi nhận ra rằng những ngân hàng này và mạng lưới liên kết của họ tương tự hệ thống lò phản ứng hạt nhân, hay ít nhất là tương đồng trong những vị trí vô cùng quan trọng.
Có cách nào để tránh được thảm họa như thế này trong tương lai? Cuốn sách có chỉ ra được con đường sáng?
Trên nhiều phương diện, Perrow là một kẻ bi quan. Ông nói rằng nếu hệ thống quá phức tạp thì bạn sẽ gặp rủi ro và cũng không có cách nào để có thể tránh được. Nhìn lại lịch sử của những cuộc khủng hoảng tài chính thì điều này nghe có vẻ hợp lí. Nhưng cuốn sách có đưa ra một ý là chúng ta khéo quá hóa vụng, thêm các biện pháp an toàn vào làm hệ thống trở nên phức tạp hơn, và chính thế lại làm cho nhiều việc đi trật đường ray. Đó chính là cốt lõi của vấn đề trong cuộc khủng hoảng tài chính. Rất nhiều ngân hàng vào cuộc và tự bảo hiểm cho mình bằng hợp đồng bảo hiểm nợ xấu (CDS). Hợp đồng bảo hiểm nợ xấu cơ bản là hợp đồng bảo hiểm mà ngân hàng ghi sổ với công ty bảo hiểm lớn AIG. Hoặc ngân hàng đang xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay rủi ro. Hai sự cải tổ này là biểu hiện của hệ thống an toàn. Nhưng chúng đều góp phần giải thích tại sao hệ thống bị sụp đổ. Tôi nghĩ đó là mấu chốt vấn đề và những hệ thống an toàn này có lẽ vô dụng, mang lại những hậu quả ngoài ý muốn.
Liệu có phải vì chúng đưa ta vào cảm giác an toàn giả tạo?
Đó là một trong những điều chúng làm. Trong trường hợp của hợp đồng bảo hiểm nợ xấu, chúng được thiết kế cụ thể với sự chấp thuận của những nhà quản lí để cho phép ngân hàng kiểm soát rủi ro tốt hơn. Không chỉ khiến hệ thống phức tạp hơn, chúng còn khiến cho mọi chuyện tồi tệ hơn theo nhiều cách hơn.
Điều này giống như đang leo lên một ngọn núi. Bạn quấn dây thừng quanh người và nghĩ dây thừng có thể giúp bạn an toàn hơn. Sau đó, đột nhiên, một vài người ngã xuống. Bạn nhận ra rằng chiếc dây thừng đó đang kéo bạn rơi khỏi vách núi, thậm chí tai nạn xảy ra với cả những người chưa gặp rắc rối với nó bao giờ.
Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang cuốn For The Win nào. Tôi ngạc nhiên khi thấy rằng cuốn sách là tiểu thuyết cho giới trẻ, và đảm bảo rằng For the Win sẽ “cuốn hút với bất kì game thủ say mê trò nhập vai trực tuyến.”
For the Win - Cory Doctorow
Tôi đọc cuốn sách này vì bản thân đang viết một bài báo về những ngành kinh tế liên quan đến trò chơi máy tính. Tôi đọc tiểu thuyết này để lấy kiến thức nền và rồi vô cùng say mê nó. Cuốn sách này dành cho giới trẻ, không quá phức tạp mà giống như một cuốn truyện phiêu lưu hành động. Nhưng cuốn sách này rất hay và truyền tải tốt nhiều khái niệm kinh tế thú vị. Ví dụ nó nói về tác động của hiện tượng toàn cầu hóa, khả năng bong bóng kinh tế xảy ra trong hệ thống, và vai trò của tổ chức công đoàn. Đó thật sự là những kiến thức kinh tế cốt lõi.
Dĩ nhiên cuốn sách không thể đề cập đến hết các tư tưởng kinh tế. Tôi có thể nói rằng Cory chính là người suy nghĩ trái ngược hẳn với tôi. Ông cho rằng hiệp hội thương mại rất quan trọng mà tôi thì không chắc chắn về điều này cho lắm, nhưng bị ấn tưởng bởi cách ông viết lên cuốn sách này và truyền tải tất cả những kiến thức kinh tế mà vẫn đảm bảo tốc độ viết nhanh. Có những người cố gắng tạo những công trình tiểu thuyết với thông điệp kinh tếvà Cory đã hoàn thành nhiệm vụ này xuất sắc. Đó là một thành tựu rất to lớn và đáng ngưỡng mộ.
Cũng như những tiểu thuyết dành cho giới trẻ, For the Win viết về những nhân vật cùng độ tuổi như độc giả. Họ là những game thủ từ 16 đến 18 tuổi trên khắp mọi miền thế giới và có khả năng kiếm tiền nhờ chơi trò chơi. Họ phải xử lí những tên tội phạm, đại ca trong tù. Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết họ bằng nhiều cách. Cuối cùng, câu chuyện không chỉ dừng lại ở kiếm tiền nhờ chơi trò chơi mà còn nói về quyền lợi của những game thủ đang bị lợi dụng này. Nhưng xin nhấn mạnh lại, đây không phải một bài học kinh tế mà là một câu chuyện phiêu lưu kí.
Tiếp tục trong danh sách là cuốn sách nói về kinh tế, nhưng nó lại được thể hiện dưới dạng hoạt hình.
The Cartoon Introduction to Economics - Grady Klein & Yoram Bauman
The Cartoon Introduction to Economics không phải là một cuốn truyện tranh với những thông điệp kinh tế mà là một cuốn giáo trình dưới hình thức hoạt hình. Nhưng nó khá phức tạp và đã hoàn thành rất xuất sắc. Đến nay, cuốn duy nhất được xuất bản nói về kinh tế vi mô, cuốn nói kinh tế vĩ mô thì sắp được phát hành. Đây thực sự là một nguồn tư liệu bổ ích dành cho những ai hứng thú với kinh tế học, ai thực sự muốn học thuật ngữ kinh tế hay bắt đầu học một khóa kinh tế. Cuốn sách thực sự chi tiết và rất thú vị.
Tôi nghĩ giáo trình này sẽ có ích với nhiều người. Bạn đọc rất nhiều về kinh tế trên phương tiện truyền thông ngày nay. Nhưng khi bạn nói từ “kinh tế học”, mọi người sẽ nói về những điều hoàn toàn khác nhau. Vài người cho rằng kinh tế học là đối phó với sự bất bình đẳng, người khác lại đánh đồng nó với sự bất qui tắc ở phố Wall. Và tôi đang ở trong giai đoạn mà tôi thậm chí không biết kinh tế học là gì nữa, những người khác nhau sẽ định nghĩa khác nhau.
Kinh tế học nghiên cứu hệ thống kinh tế của loài người, đó là một lĩnh vực rất sâu rộng. Trong bất cứ nền kinh tế hiện đại nào như London hay New York, có khoảng 10 tỉ loại sản phẩm đang hoạt động, không phải số lượng sản phẩm mà là các loại sản phẩm hệ thống đang mã hóa. Những sản phẩm này vô cùng phức tạp, như chiếc điện thoại mà tôi đang nói chuyện với bạn đó. Nó là một thiết bị tinh vi đến khó tin. Thậm chí ngay cả quyển sổ đang trước mặt, tôi cũng không thể làm ra nó. Tôi không thể buộc dây sắt và sản xuất giấy. Thật là một hệ thống lớn khủng khiếp và quá phức tạp khiến chúng ta chỉ hiểu được tầm vĩ mô của nó - bùng nổ và phá sản - và hiểu được hành vi của con người trong hệ thống, chúng ta phản ứng với giá cả và với cả những quyết định của mình ra sao. Đây là một chủ đề thú vị, phong phú nên không có gì đáng ngạc nhiên khi mỗi người lại định nghĩa nó một cách khác nhau.
Về vấn đề kinh tế học cần thay đổi như thế nào vì cuộc khủng hoảng, điều tôi muốn nhấn mạnh không phải là kinh tế học hành vi. Những nhà kinh tế đã quen với việc giải thích theo những cách trừu tượng, không nhìn cụ thể vào những gì đang thực sự xảy ra. Nếu là một nhà kinh tế, bạn sẽ nhìn vào cách những khoản nợ dưới chuẩn đã được bán, và các loại hợp đồng, những công cụ tài chính được tạo ra thì bạn sẽ không cần bất cứ kiến thức tâm lí học nào để giải thích thảm họa này. Bạn chỉ cần để ý một chút thôi. Không cần phải quá để ý đến kinh tế học hành vi - nhưng sẽ là không đúng khi nói rằng kinh tế học hành vi là yếu tố duy nhất còn thiếu, hay chúng ta có nó thì sẽ không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra.
Nếu bạn nhìn vào những cuốn sách về kinh tế học hành vi được xuất bản trước cuộc khủng hoảng, chúng thật sự rất hay nhưng lại không chỉ ra được cảnh báo nào về cuộc khủng hoảng. Chúng tập trung vào những chủ đề như là bảo vệ người tiêu dùng, thảo một hợp đồng thẻ tín dụng tốt hơn. Những cuốn sách đó không nói: “Nhìn đi, đây là một vấn đề lớn mang tính hệ thống và nó đang chuẩn bị đập vào mặt bạn…”
Điều gì khiến chúng ta hứng thú với cuốn sách tiếp theo, The Big Short của Michael Lewis?
The Big Short - Michael Lewis
Đây có lẽ là cuốn sách nổi tiếng nhất trong danh sách của tôi và nhiều người có lẽ đã đọc nó. Đây là một cuốn sách cực chất. Lewis là một người kể chuyện tuyệt vời nhưng điều tôi thích nhất ở cuốn sách là cách ông cố gắng tìm hiểu hệ thống này đã đi sai hướng như thế nào. Sau đó ông giải thích tất cả những điều phức tạp một cách dễ hiểu. Bạn sẽ cảm thấy mình thật thông minh khi đọc cuốn sách này. Tất cả khái niệm trở nên thật rõ ràng. Dĩ nhiên nó không rõ ràng tại thời điểm đó mà nó chỉ rõ ràng cho đến khi người kể chuyện tuyệt đỉnh bắt tay vào phân tích.
Sách nói về vấn đề tương tác giữa lí thuyết kinh tế và thế giới. Liệu những nhà nghiên cứu kinh tế có luôn bị ngó lơ trong những cuộc giao dịch trên Wall Street? Bạn có nhận thấy rằng luôn có một sự thay đổi cơ bản đang diễn ra, chúng gắn liền với thực tế mà Michael Lewis đã miêu tả trong tương lai?
Tôi nghĩ những nhà kinh tế có một vài lí do. Một là thực tế bắt đầu có những chuyển biến tốt. Trước đây, dữ liệu được cơ quan thống kê nhà nước thu thập. Bạn có dữ liệu về tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc nội GDP, không hơn. Hiện nay ta có thể thu thập dữ liệu từ Google và các quá trình kinh doanh số hóa. Thế có nghĩa là nếu bạn muốn làm tốt công việc thực nghiệm thì bạn cần phải mon men đi làm ăn. Đó là một thay đổi.
Một điều khác nữa đang thay đổi đó là khi bạn nhìn vào giải thưởng được trao cho những nhà kinh tế. Vài tuần trước, Jonathan Levin được trao tặng huy chương John Bates Clark, giải thưởng được trao cho nhà kinh tế Mỹ dưới 40 tuổi. Nó là dấu hiệu sớm của giải Nobel. Hầu hết những người nhận huy chương Bates Clark mà vẫn cố gắng nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn có thể tiếp tục giành được giải Nobel như là Paul Krugman, Gary Becker, Joe Stiglitz và gần đây là Paul Samuelson. Lary Summers có lẽ không giành được giải Nobel nhưng cũng là một trong những người được nhận huy chương Bates Clark. Vì vậy đây thực sự là một giải thưởng danh giá. Jonathan Levin là một trong những người tiên phong kết hợp lí thuyết kinh tế phức tạp với những nghiên cứu thực tiễn được cụ thể hóa.
Tôi có cảm giác rằng những công trình thực nghiệm bị đánh giá thấp phải không nhỉ?
Đúng vậy, và sau đó đến lượt Steve Levitt. Ông giành được huy chương Bates Clark năm 2003. Ông là tác giả của Kinh tế học hài hướcGần đây chúng ta được chứng kiến sự kết hợp giữa lí thuyết kinh tế cổ điển và quá trình thu thập dữ liệu thực nghiệm công phu. Levin chiến thắng vào năm nay, năm trước là Esther Duflo cũng là một người theo chủ nghĩa thực nghiệm. Năm trước nữa là Emmanuel Saez, nổi tiếng với những nghiên cứu công phu về sự bất bình đằng. Ba năm trước thì là Susan Athey, đồng tác giả với Jonathan Levin. Đây là những con người dám chịu khổ chịu mệt vì dữ liệu. Tôi nghĩ đó là một thay đổi trong kinh tế học. Bạn không thể chỉ đưa ra những khuôn mẫu lí thuyết. Giờ đây có nhiều dữ liệu hay để bạn không thể bỏ qua khi chưa phân tích gì.
Cuối cùng, bạn nên chọn cuốn Bad Science của Ben Goldacre. Ông là một bác sĩ y khoa, tác giả của The Guardian của Anh. Lại một lần nữa, đây không phải một cuốn sách viết về kinh tế học thuần túy.
Bad Science - Ben Goldacre
Nếu bạn xem cuốn sách với tư cách một nhà văn viết về khoa học giống tôi thì tôi thấy xấu hổ khi so sánh bản thân mình với tiêu chuẩn mà Ben đưa ra khi viết về học thuật, ngược lại với tiêu chuẩn tôi đang viết. Khi bạn đọc một tờ báo, hiểu một bài báo và bắt tay vào viết một bài thì Ben sẽ nói “ Vấn đề ngược lại của bài báo là gì? Nghiên cứu vấn đề đối lập như thế nào? Bạn tìm một nghiên cứu cụ thể như thế nào? Có tầm nhìn đủ rộng chưa? Bạn đã bao giờ nghĩ về sai lệch xuất bản?”
Ông nghĩ về những cách khác nhau để xác định chúng ta đang tự lừa dối chúng ta ở điểm nào. Ben chính là chuyên gia trong lĩnh vực này. Cuốn sách sẽ thay đổi cách bạn nghĩ về việc viết của chính mình và thay đổi cách nghĩ của bạn về thế giới.
Trước đây tôi đã từng đề cập tới Esther Duflo, tác giả của cuốn sách mới Poor Economics. Bà giành huy chương Bates Clark cho ứng dụng thí nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát vào kinh tế học, một loại thí nghiệm bác sĩ dùng để kiểm tra các loại thuốc. Những nhà kinh tế ngày nay đang dùng thí nghiệm này để kiểm tra các loại chính sách xã hội. Họ có óc sáng tạo vô biên và tôi viết về họ trong cuốn sách Adapt của mình. Ví dụ, đây là thử nghiệm kiểm tra tính không hiệu quả của những dự án tái xây dựng. Có hai triệu người trong nhóm quản lí và hai triệu người trong nhóm nghiên cứu. Dự án này đang được thực hiện tại Nước cộng hòa dân chủ Công Gô, tại các địa điểm không tồn tại trên bất kì bản đồ nào, đường đi gập ghềnh khó khăn. Một số thí nghiệm được kì vọng đạt được những kết quả đột phá. Đây là một thay đổi quan trọng trong khoa học xã hội và cuốn sách của Ben chính là sự bổ sung hoàn hảo cho bạn.
Nhưng có phải tác giả đang phê phán nghiên cứu y khoa? Không phải là ông đã chỉ ra rằng những nhà nghiên cứu y dược có thể đưa một loại thuốc mới ra thị trường bằng cách bóp méo dữ liệu để đổi lấy kết quả tích cực như thế nào ư?
Ben không phản đối nghiên cứu y học tiến bộ. Ông chỉ giải thích phương pháp khoa học và cách chúng được áp dụng như thế nào và điểm thiếu sót ở đâu. Khi tôi nói chuyện với Ben về điều đó, ông nói: “Bất cứ khi nào tôi nhìn vào cách khoa học được áp dụng trong những lĩnh vực khác, tôi kết luận rằng trong y học đã tệ rồi mà trong lĩnh vực lại còn tệ hơn.” Cho dù chúng ta đang nói về những xung đột của chính sách lãi suất hay đăng kí thử nghiệm, hay bất cứ chủ đề gì, các bác sĩ đều đã trải nghiệm trước ta, nhưng không có nghĩa là họ hoàn toàn đúng.
Đó có phải là phương hướng cho những điều đang có trong kinh tế học?
Đó là một định hướng rất quan trọng cho kinh tế học. Đọc sách của Ben làm tôi nghĩ sâu hơn về những kết quả tốt đẹp vượt ra khỏi giới hạn kinh tế học hành vi. Bạn có một nhà nghiên cứu tài giỏi thực hiện những thí nghiệm và cho ra kết quả rồi được công bố chờ kiểm tra chéo. Trước đây tôi phải nói rằng “Tốt thôi, điều đó quá đủ với tôi rồi.” Nhưng bây giờ tôi lại nghĩ “ồ, tùy thôi, bao nhiêu thí nghiệm đã được thực hiện mà không được công bố? Thiên kiến khi công bố nghiên cứu là gì? Thiên kiến trong truyền thông hướng tới báo cáo những kết quả thú vị thay vì hậu quả đáng buồn?” Bạn thấy những nghiên cứu tương tự lặp đi lặp lại trên phương tiện truyền thông. Và chúng mang tính biểu tượng dù thực tế chúng không thực sự tượng trưng cho những gì đang diễn ra. Ben đã giúp tôi nghĩ sâu hơn về vấn đề này.
Trạm Đọc
Theo Fivebooks