30 Quyển Sách Hay Nhất Mà Người Yêu Nhạc Nên Đọc Ít Nhất Một Lần
30 Quyển Sách Hay Nhất Mà Người Yêu Nhạc Nên Đọc Ít Nhất Một Lần
Những nghệ sỹ tài năng thường có cuộc đời và sự nghiệp với rất nhiều chuyển biến thăng trầm, và câu chuyện đó đủ để viết nên một quyển tự truyện.

Những nghệ sỹ tài năng thường có cuộc đời và sự nghiệp với rất nhiều chuyển biến thăng trầm, và câu chuyện đó đủ để viết nên một quyển tự truyện. Qua những chi tiết mà người nghệ sỹ chia sẻ trong sách, chúng ta sẽ phần nào có thể thấy được những gì đã ảnh hưởng đến quan điểm của họ, cũng như phong cách sáng tác hay chơi nhạc. Và không chỉ với mục đích kinh doanh, viết tự truyện còn là một hình thức kỷ niệm để họ nhớ về những thời kỳ mà mình đã trải qua.

Mời bạn đọc tham khảo 30 đầu sách tự truyện được giới phê bình đánh giá rất tích cực, đến từ nhiều tên tuổi nổi tiếng trong ngành âm nhạc.

30. Woody Guthrie: Bound For Glory (EP Dutton, 1943)


tinhte_best_music_memoir_2.jpg


Đây là quyển tự truyện của Woody Guthrie kể về thời kỳ vất vả rày đây mai đó của ông trên khắp nước Mỹ trước khi có được thành công. Bound For Glory có cách dẫn truyện lôi cuốn và sắc sảo, kèm theo nhiều chi tiết nhỏ ít người biết để người đọc theo mạch truyện dễ dàng hơn.

29. George Melly: Owning Up (Penguin, 1965)

tinhte_best_music_memoir_3.jpg

George Melly là một trong những nghệ sỹ nhạc jazz nổi tiếng và được săn đón nhiều nhất trong giai đoạn những năm ’50. Owning Up là những chia sẻ của ông về khoảng thời gian chơi nhạc tại các quán bar, club, phòng trà, café... vừa để kiếm sống vừa hun đúc thêm niềm đam mê âm nhạc. Quyển sách có những miêu tả dí dỏm về các tuýp người đa dạng mà ông đã tiếp xúc trong các quán rượu, chủ yếu là những tay bợm rượu quen mặt hay các nhạc công đồng nghiệp cùng chơi trong bar.

28. Booker T Jones: Time Is Tight: My Life Note By Note (Omnibus, 2019)


tinhte_best_music_memoir_5.jpg

Quyển tự truyện của Booker T Jones mang đến cho người đọc cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng âm nhạc chung trong những năm ’60. Quyển sách cũng nhắc đến nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ray Charles, Horace Silver, Otis Redding hay Dr John... nhưng lại để cập đến Booker T Jones khá ít, giống như chỉ là một “nhân vật nền” trong câu chuyện. Điều này mang đến cho quyển sách của ông rất nhiều đề tài để mổ xẻ.

27. Chuck Berry: The Autobiography (Harmony Books, 1987)


tinhte_best_music_memoir_4.jpg

Quyển tự truyện này được Chuck Berry viết bằng chính văn phong của ông chứ không phải ai khác. Người đọc hoàn toàn bất ngờ với một Chuck Berry đa tài, vừa sở hữu tài năng sáng tác và ca hát vừa có khả năng viết lách.

26. Nile Rodgers: Le Freak (Little, Brown, 2011)


tinhte_best_music_memoir_6.jpg

Cuộc đời của Nile Rodgers khá “dữ dội” và người đọc sẽ được dẫn dắt qua từng giai đoạn đáng nhớ nhất, cô đọng lại thành từng chương riêng của quyển sách. Ông là một trong những người khai sáng và theo đuổi sớm nhất phong trào “sex, drug và disco” trong những năm ’70.

25. Iggy Pop: I Need More (Karz-Cohl Publishing, 1997)


tinhte_best_music_memoir_7.jpg

Quyển tự truyện của Iggy Pop, tên thật là James Osterberg, kể về giai đoạn từ thời thơ ấu của ông ở Ann Arbor, Michigan đến khoản thời gian ông chơi trong The Stooges. Ông mô tả đây là “giai đoạn đam mê cháy bỏng nhất cùng những cảm xúc cũng bốc đồng nhất”.

24. Boy George: Take It Like A Man (HarperCollins, 1995)


tinhte_best_music_memoir_8.jpg

Boy George có tuổi thơ khá êm đềm trong gia đình thuộc giai cấp lao động. Ông ngưỡng mộ và chịu ảnh hưởng nhiều từ phong cách của David Bowie và Marc Bolan. Quyển sách cũng kể về nhưng thói hư tật xấu mà ông từng mắc phải, trong đó có nghiện ma túy, cũng như những biến chuyển mạnh mẽ về quan điểm sau khi ông bắt đầu có được sự nổi tiếng.

23. James Brown: The Godfather Of Soul (Da Capo Press, 1986)


tinhte_best_music_memoir_9.jpg

James Brown kể trong quyển sách của mình về tuổi thơ túng thiếu và phải làm mọi cách để kiếm sống. Ông cũng chia sẻ về quá trình phấn đấu để vượt qua các chướng ngại và đạt đến thành công, trong đó có nhắc đến các ảnh hưởng của Little Richard, Elvis Presley, Tina Turner, Otis Redding và Martin Luther King.

22. Quincy Jones: Q: The Autobiography Of Quincy Jones (Hodder & Stoughton, 2001)


tinhte_best_music_memoir_10.jpg

Q: The Autobiography Of Quincy Jones được viết bám sát cuộc đời và sự nghiệp của ông, kể về thời niên thiếu cực khổ, về chứng bệnh tâm thần của mẹ ông và cả những lần làm việc chung với Frank Sinatra hay Michael Jackson. Ngoài ra cũng có thêm một số chia sẻ về đời sống cá nhân của ông.

21. Loretta Lynn: Coal Miner’s Daughter (Knopf Doubleday, 2010)


tinhte_best_music_memoir_11.jpg

Loretta Lynn cũng có cuộc đời đầy sóng gió với tuổi thơ đói nghèo, lấy chồng từ thuở 13 và sau đó có 6 mặt con. Quyển sách được viết với văn phong rộng mở và thư thái, mang đến cảm giác hồi tưởng về những khó khăn đã qua chứ hoàn toàn không có chút nặng nề hay than vãn nào.

20. Gil Scott-Heron: The Last Holiday (Grove Press, 2012)


tinhte_best_music_memoir_12.jpg

Gil Scott-Heron mất vào năm 2011 hưởng thọ 62 tuổi. Quyển sách được xuất bản sau khi ông mất kể về sự nghiệp âm nhạc và những biến động trong cuộc đời ông. The Last Holiday có những chương sẽ khiến người đọc phải rơi nước mắt.

19. James Fearnley: Here Comes Everybody: The Story Of The Pogues (Faber, 2012)


tinhte_best_music_memoir_13.jpg

Here Comes Everybody: The Story Of The Pogues là câu chuyện về tuổi trẻ sôi nổi đầy nhiệt huyết của James Fearnley khi ông chơi trong The Pogues. Người đọc có thể nhận thấy bên dưới sự vui tươi của từng câu chữ là những vật lộn đời thường, nhưng điều đó hoàn toàn không làm ông chùn bước.

18. Willie Nelson: It’s A Long Story: My Life (Little, Brown, 2015)


tinhte_best_music_memoir_14.jpg

Nội dung của quyển sách kể về quãng thời gian hoạt động âm nhạc cùng một số câu chuyện nhỏ có liên quan, mang đến cho người đọc một hình ảnh Willie Nelson mới mẻ và vui tươi hơn. It’s A Long Story: My Life sẽ càng đáng đọc hơn nữa nếu bạn đã đọc Willie: An Autobiography (1988) trước đó.

17. Jay-Z: Decoded (Random House, 2010)


tinhte_best_music_memoir_15.jpg

Decoded của Jay-Z là bộ sưu tập những câu chuyện rất thật trong giới underground, giúp người đọc hình dung được những mặt tối phía sau ánh hào quang sân khấu.

16. Johnny Marr: Set The Boy Free (Penguin, 2017)


tinhte_best_music_memoir_16.jpg

Set The Boy Free chủ yếu kể về những khó khăn đã làm tan rã The Smiths. Quyển sách tuy nhiên được viết với văn phong vui vẻ, lấy câu chuyện của The Smiths làm nền để dẫn dắt người đọc đến các biến chuyển trong sự nghiệp riêng của Johnny Marr thời hậu-The Smiths.

15. Roger Daltrey: Roger Daltrey, My Story: Thanks A Lot Mr Kibblewhite (Blink Publishing, 2018)


tinhte_best_music_memoir_17.jpg

Trong quyển sách của mình, Roger Daltrey kể lại rất nhiều chuyện mà ông đã trải qua cùng The Who. Văn phong của quyển sách khá dí dỏm với cảm xúc đa dạng, đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

14. Mötley Crüe: The Dirt: Confessions Of The World’s Most Notorious Rock Band (HarperCollins, 2001)


tinhte_best_music_memoir_18.jpg

Cuộc đời của Mötley Crüe cũng như kiểu chơi nhạc của chính ông và The Dirt: dập dìu và đầy biến động. The Dirt: Confessions Of The World’s Most Notorious Rock Band cũng là quyển sách Best Seller năm 2011 và được Netflix chuyển thể thành phim vào tháng 3/2019.

13. Johnny Cash: Cash (HarperCollins, 2000)


tinhte_best_music_memoir_19.jpg

Cash là câu chuyện của huyền thoại âm nhạc từ lúc ông mới ký hợp đồng với Sun Records cùng Elvis Presley, Carl Perkins, Jerry Lee Lewis... cho đến khi ông đạt đến vị trí siêu sao. Ông cung cấp khá nhiều chi tiết về cuộc đời mình và hoàn toàn không thần thánh hóa bản thân chút nào. Thay vào đó, hình ảnh Johnny Cash trong Cash vẫn là một người đàn ông bình thường với những ưu điểm và khuyết điểm không thể tránh khỏi.

12. Marianne Faithfull: Memories, Dreams And Reflections (HarperCollins, 2007)


tinhte_best_music_memoir_20.jpg

Trong quyến tự truyện Memories, Dreams And Reflections, Marianne Faithfull kể những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của mình bằng một giọng văn rất êm đềm, đôi lúc điểm xuyết một chút hài hước mang đến sự vui vẻ cho độc giả.

11. Debbie Harry: Face It (HarperCollins, 2019)


tinhte_best_music_memoir_21.jpg

Debbie Harry của Blondie là một trong những nữ nghệ sỹ/diễn viên thành công nhất của thập kỷ ’70. Quyển tự truyện của bà cũng đầy ắp những chi tiết về bạo lực, tình dục và thuốc gây nghiện. Face It cũng có nhắc đến một số nghệ sỹ jazz như Billie Holiday, Dizzy Gillespie hay Ornette Coleman, những người mà Debbie Harry rất mến mộ.

10. Elvis Costello: Unfaithful Music & Disappearing Ink (Penguin, 2016)


tinhte_best_music_memoir_22.jpg

Unfaithful Music & Disappearing Ink có rất nhiều chi tiết đáng nhớ được ghi lại ngay trong quá trình hoàn thành quyển sách. Elvis Costello chia sẻ với người đọc về nhân thân của mình, các cảm hứng và sáng tác cũng như quan điểm của ông về xu hướng âm nhạc đang hiện hữu. Quyển sách còn kể thêm về những chi tiết bên lề khi ông tham gia biểu diễn cùng các ngôi sao như Paul McCartney, Burt Bacharach và Allen Toussaint.

9. Bruce Springsteen: Born To Run (Simon & Schuster, 2016)


tinhte_best_music_memoir_23.jpg

Born To Run của Bruce Springsteen là câu chuyện về khoảng thời gian ông chiến đấu với chứng trầm cảm cùng những bất hòa trong mối quan hệ với cha mình. Đây là một quyển sách rất đáng đọc để bạn tạm thời quên đi những bức bối xung quanh mình và tìm lại sự bình yên.

8. Chrissie Hynde: Reckless: My Life As A Pretender (Ebury, 2015)


tinhte_best_music_memoir_24.jpg

Quyển tự truyện này nếu đọc lướt qua sẽ có văn phong khá giống với một tiểu thuyết. Chrissie Hynde đã bỏ rất nhiều tâm huyết vào Reckless: My Life As A Pretender để mang đến cho người đọc một cảm xúc rất thật, vốn không thể bộc lộ được hết do những rào cản xã hội lúc trước.

7. Eric Clapton: The Autobiography (Cornerstone, 2007)


tinhte_best_music_memoir_25.jpg

Cuốn tự truyện cũng Eric Clapton cũng kể rất chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của ông. Thay vì cố gắng né tránh những vấn đề nhạy cảm, Eric Clapton xoáy thẳng vào chúng như những chiêm nghiệm cuộc đời sau từng ấy thời gian ông đã sống và cống hiến.

6. Kim Gordon: Girl In A Band (Faber, 2015)


tinhte_best_music_memoir_26.jpg

Kim Gordon viết Girl In A Band bằng những lời lẽ vô cùng táo bạo, phơi bày những góc khuất của cuộc đời mình mà ít ai biết đến. Girl In A Band còn nói về sự khốc liệt của thị trường âm nhạc những năm ’80, được gói gọn trong câu “có tất cả hoặc là không có gì”.

5. Elton John: Me (Pan Macmillan, 2019)


tinhte_best_music_memoir_27.jpg

Elton John đã nói rằng ông “sống một cuộc đời khác thường” trong quyển tự truyện ăn khách của mình. Những điểm sáng của quyển sách gồm các hồi tưởng của ông khi làm việc chung với nhạc sỹ Bernie Taupin hay hối tiếc về những thay đổi sau khi trở nên nổi tiếng. Dĩ nhiên sẽ có những chuyện rất hay ho về Freddie Mercury và Rod Steward.

4. Miles Davis: Miles: The Autobiography (Simon & Schuster, 1989)


tinhte_best_music_memoir_28.jpg

Với Miles: The Autobiography, Miles Davis đã chia sẻ những cảm xúc rất thật của ông khi hồi tưởng lại tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Quyển sách cũng sử dụng rất nhiều từ ngữ tục tĩu và từng gây scandal một thời, tuy nhiên đây có thể được xem là “tật khó bỏ” của ông. Trong quyển sách, Miles Davis còn thổ lộ ông từng hành nghề chăn dắt gái mại dâm, tuy nhiên độ chính xác của thông tin này chưa (hay sẽ không) được kiểm chứng.

3. Bob Dylan: Chronicles: Volume One (Simon & Schuster, 2004)


tinhte_best_music_memoir_29.jpg

Quyển sách chia sẻ những hồi tưởng của Bob Dylan về vùng Greenwich đầu những năm ’60. Ông cũng nhắc đến những người thầy của mình là Hank Williams, Woody Guthrie và Johnny Cash. Bob Dylan từng thắng giải Nobel Văn Chương nên bạn đọc có thể hình dung được câu cú trong quyển sách sẽ được chải chuốt đến mức nào.

2. Patti Smith: Just Kids (Ecco, 2010)


tinhte_best_music_memoir_30.jpg

Quyển tự truyện của Patti Smith kể về thời trẻ và những mối tình mà bà đã trải qua. Patti Smith còn kể về chuỗi ngày tháng rong ruổi tìm kiếm thành công và làm việc ở nhà máy, sống trong các căn hộ thuê xập xệ và ăn không đủ bữa. Just Kids sau khi phát hành đã thắng giải 2010 National Book Award For Nonfiction.

1. Keith Richards: Life (Orion, 2011)


tinhte_best_music_memoir_31.jpg

Cuộc đời của Keith Richards là những biến động mạnh mẽ, từ thời chiến cực khổ đến thời bình đói kém, mãi đến khi ông ký được hợp đồng với Decca Records cùng The Rolling Stones. Keith tuy nhiên ít nhắc đến những giai đoạn buông thả trong cuộc đời ông, cố ý giấu chúng đi như những khoảng tối không đáng có. Những cái tên được ông trân trọng nhắc đến trong quyển tự truyện của mình đều là các ngôi sao nhạc blues trứ danh như Howlin’ Wolf, Little Walter hay Muddy Waters.

Nguồn Tinh tế
Tags: