3 tác phẩm của Fukuzawa Yukichi để hiểu về thời kỳ canh tân nước Nhật
3 tác phẩm của Fukuzawa Yukichi để hiểu về thời kỳ canh tân nước Nhật
Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là một nhà văn, nhà giáo dục, và chính trị gia nổi tiếng của Nhật Bản trong thế kỷ 19. Ông được coi là một trong những bậc khai quốc công thần và là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Nhật Bản cận đại, là người có công khai sáng phong trào canh tân nước Nhật.
Khái lược văn minh luận
(78 lượt)
Phúc Ông tự truyện
(6 lượt)
Khuyến Học (Tủ Sách Đời Người)
(6 lượt)
Những tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại, góp phần thay đổi hoàn toàn diện mạo của đất nước Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19.

Fukuzawa Yukichi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Edo (nay là Tokyo). Vào năm 1854, khi Nhật Bản mở cửa cho thương mại với phương Tây, Fukuzawa được chọn là một trong 14 học sinh để học tại trường pháp tại Nagasaki. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông, vì nó giúp ông tiếp cận được với tri thức phương Tây và học được tiếng Anh. Ông đã sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để viết nhiều tác phẩm quan trọng về giáo dục, văn hóa và chính trị.

 

1/ Khuyến học 

 

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Fukuzawa Yukichi là "Khuyến học" (Gakumon no susume), một cuốn sách nổi tiếng về giáo dục và phát triển cá nhân mà ông đã viết trong thời gian từ 1872-1876. Cuốn sách này đã trở thành một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Nhật Bản trong thời kỳ Duy Tân và đã ảnh hưởng đến đất nước này trong suốt hơn một thế kỷ qua.

Cuốn sách "Khuyến học" được tái bản bởi Omega Plus Books
“Cổ nhân có câu: “Trời không tạo ra người đứng trên người, cũng không tạo ra người đứng dưới người.” Nghĩa là con người do trời sinh ra, muôn người đều ngang hàng với nhau, lúc mới sinh ra con người vốn không có sự phân biệt sang hèn, trên dưới. Con người là loài tối linh trong muôn vật, dựa vào hoạt động của chân tay và trí óc để biến mọi thứ trên thế gian thành thứ hữu ích, để thỏa mãn nhu cầu ăn mặc ngủ nghỉ của bản thân. Mọi người được tự do tự tại sống theo ý mình, không cản trở cuộc sống của người khác, và ai nấy đều vui vẻ sống ở trên đời. Đó là ý của trời khi tạo ra con người.” - Trích “Khuyến học”

Với tư tưởng như đoạn trích trên, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng - như “không tin vào tai mình” - cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.

Với độc giả Việt Nam hiện nay, nhiều tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trong “Khuyến học” có lẽ không còn là điều mới mẻ gây chấn động lòng người như đối với người dân Nhật Bản ở thời Minh Trị. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của ông thì vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với những quốc gia đang trên con đường hiện đại hoá. 

Ngoài ra cuốn sách gối đầu giường của người Nhật này cũng sẽ giúp độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn những đặc điểm về tính cách và tinh thần của người Nhật Bản hiện đại, những người từ thân phận nông nô "ăn nhờ ở đậu" nhờ có sự khai sáng của những con người như Fukuzawa Yukichi mà đã trở thành "quốc dân" của một đất nước Nhật Bản hiện đại và văn minh như ngày nay.

 

2/ Phúc Ông tự truyện

 

Tác phẩm "Phúc Ông tự truyện" kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa 

Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.

Không chỉ vậy, cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam.

Bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.

 

3/ Khái lược văn minh luận

 

"Khái lược văn minh luận" - một trong những tác phẩm đặc biệt quan trọng của Fukuzawa Yukichi

“Khái lược văn minh luận” là cuốn sách đặc biệt quan trọng của Fukuzawa Yukichi. Trong cuốn sách, ông nêu lên những kiến giải của mình về văn minh hiện đại hầu như đối lập với lối tư duy thủ cựu Nho giáo của Nhật Bản lúc bấy giờ. Từ đó, ông trình bày mọi suy nghĩ về tiến trình phát triển của người Nhật để trở thành một quốc gia, một dân tộc văn minh. Và theo ông, độc lập quốc gia là mục tiêu, và văn minh hiện tại của nước Nhật là cách thức để đạt được mục tiêu đó. (Lời giới thiệu – Nhật Chiêu)

Cuốn sách này dành cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về hành trình phát triển văn minh của đất nước Nhật Bản. Hơn thế nữa, nó như một cuốn sách ‘nhập môn’, một cuốn ‘sách giáo khoa’ dành cho tất cả chúng ta, những con người vẫn đi tìm kiếm tinh thần ‘văn minh’ cho đất nước và chính bản thân mình.

Điểm nổi bật của cuốn sách so với các cuốn sách khác cùng nội dung/chủ đề trên thị trường: một cuốn sách không viết về một đất nước Nhật Bản đáng ngưỡng mộ, mà là một cuốn sách, giúp chúng ta có câu trả lời, tại sao lại có đất nước Nhật Bản hiện đại như ngày nay. Tất cả nằm ở ‘tinh thần văn minh’ của một dân tộc.

 

Trạm Đọc tổng hợp

Tags: