Yêu là không bao giờ phải nói lời hối tiếc: 13 kiệt tác văn chương ru hồn ta trong giấc mộng yêu đương
Yêu là không bao giờ phải nói lời hối tiếc: 13 kiệt tác văn chương ru hồn ta trong giấc mộng yêu đương
Có những thứ mãi mãi không thể dập tắt được trong cuộc đời này, đó là khao khát yêu thương. Dù văn chương đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau nhưng chủ đề tình yêu vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người cầm bút. Và dưới đây là 13 tác phẩm văn học kinh điển viết về tình yêu nổi tiếng nhất từ trước đến nay.

 

 

Con hủi - Helena Mniszek

 

 

Con Hủi là tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Helena Mniszek, một câu chuyện tình thơ mộng và đắm say, trong sáng và mãnh liệt, tươi đẹp nhưng thảm thê của đôi thanh niên tài sắc, cưỡng chống lại những ràng buộc của đẳng cấp quí tộc để bảo vệ hạnh phúc mà họ đã chọn. Chàng - đại công tước Valđemr Mikhôrôvxki - là một thanh niên quí tộc thuộc dòng họ quyền quí nhất nước, nhiều thế hệ từng đảm nhiệm những cương vị cao sang. Chàng có học thức, giàu có, quảng giao, nhiệt thành, can trường, mới mẻ trong tư duy, cả quyết trong hành động, say sưa và nồng nhiệt trong tình yêu. Nàng - Xtefchia Ruđexka - chỉ là con gái một điền chủ nhỏ, thất vọng vì mối tình đã rời gia đình đến làm gia sư cho cô ruột của chàng. Cảm vì sắc, mến vì tài, lại mang trong tâm thức niềm khao khát của cuộc tình truyền kiếp bất hạnh từ đời trước (ông nội của chàng và bà ngoại của nàng từng yêu tha thiết nhưng không lấy được nhau), đôi trẻ đã vượt qua những hiểu lầm đầu tiên, cảm nhận được giá trị đích thực của nhau và đến với nhau. Trải qua bao đấu tranh gay go, với gia đình, xã hội và với chính mình để bảo vệ tình yêu, tình yêu của họ đã thắng: họ được làm lễ đính ước và chuẩn bị cho ngày cưới.

Nhưng giới quí tộc không cam chịu thất bại, chúng đã hèn hạ dùng những thủ đoạn thâm hiểm để phá vỡ hạnh phúc đôi trẻ. Xtefchia gục ngã trước ngón đòn đê hèn ấy vào đúng ngày hôn lễ được ấn định, trong tấm áo cưới trắng tinh như tâm hồn trinh bạch và cao quí của nàng. Nàng đã chết để cho tình yêu thắng, như nhân ái vĩnh viễn chiến thắng cái ác trên cõi đời này. Nhiều người coi Con Hủi là một thiên Romeo và Juliet mới, là bi kịch đối kháng giữa tình cảm chân chính với những định kiến xã hội hẹp hòi. Nhưng trên hết, Con Hủi là tác phẩm ca ngợi tình yêu - một tình yêu khó khăn và hoàn mỹ, một tình yêu đích thực và lý tưởng, có sức cuốn hút đến kỳ lạ, niềm khát vọng vĩnh viễn của con người. 

Có phải vì thế mà mặc dù đã 90 năm trôi qua với bao biến đổi biển dâu về nhân tình thế thái, quan niệm xã hội và ngay chính bản thân tình yêu cũng đã đổi thay, nhưng Con Hủi vẫn có chỗ đứng trong trái tim người đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Có phải vì thế mà mặc dù người đọc thời nay dễ dàng nhận ra những nét ngây thơ và lý tưởng hóa trong câu chuyện tình của đôi thanh niên thời đầu thế kỷ, Con Hủi vẫn đánh thức bao hoài vọng, bao khao khát cao quí, muốn được sống hết mình, được yêu hết mình, và khi cần - được hy sinh cho tình yêu ấy. Người đọc - đặc biệt là các thiếu nữ nói chung - hâm mộ tác phẩm đến mức cuồng nhiệt, nhiều thế hệ "phái đẹp" coi nó là một tác phẩm hay nhất, là sách gối đầu giường, là đỉnh cao của những niềm hy vọng và mơ ước...

 

 

Jane Eyre - Charlotte Brontë

 

 

Jane Eyre (dʒeɪn ɛər) là cuốn tiểu thuyết của văn sĩ Charlotte Brontë, được xuất bản bởi Smith, Elder & Company of London vào năm 1847 dưới bút danh Currer Bell, là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh.

Chuyện do nhân vật chính kể lại: Cô bé Jane Eyre mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người cậu ruột mang về nuôi. Cậu chết, Jane phải ở với người mợ vốn tính cay nghiệt là bà Sarah Reed. Đây là một chuỗi ngày cực nhục đối với Jane: Cô bị chủ nhà và gia nhân ngược đãi, hắt hủi, là đối tượng trêu chọc của những đứa con hư của bà Sarah Reed. Trong gia đình ấy, Jane không được phép đọc sách, chơi đùa, lúc nào cũng có thể bị đánh đập, bị tống giam vào buồng tối, bỏ mặc cho đói và khát.

Năm Jane lên 10 tuổi, bà Reed gửi Jane vào trại mồ côi Lowood. Cũng như hàng ngàn trại trẻ khác trên khắp đất Anh, Lowood giáo dục trẻ em theo chủ nghĩa khổ hạnh "hành hạ thân xác để giữ gìn phần hồn". Jane cùng bè bạn của cô phải sống trong những điều kiện ngặt nghèo: Ăn uống tồi tệ, chỉ rặt cháo khê, khoai thối, mỡ hôi, "đến người sắp chết đói ăn vào cũng phát ốm", lại thêm quần áo không đủ ấm, dịch bệnh hoành hành, học sinh thường xuyên chịu đựng những hình phạt tàn nhẫn như bị đánh đập, sỉ nhục... Nhưng ngay từ nhỏ, tinh thần phản kháng và ý thức tự lập đã sớm nảy sinh trong tâm hồn thơ trẻ của Jane. 

Sau 8 năm, rời Lowood, Jane đến xin việc ở lâu đài Thornfield. Ông Rochester, chủ lâu đài đem lòng yêu mến cô gia sư trẻ; Ông cũng được cô đáp lại bằng một mối tình nồng nàn say đắm. Hai người làm lễ cưới nhưng không thành: Người vợ mà Rochester buộc phải cưới theo tính toán của gia đình bị điên từ nhiều năm, hiện vẫn còn sống. Không muốn làm một người tình bất hợp pháp của ông chủ, Jane đau khổ trốn khỏi Thornfield. Sau 3 ngày lang bạt trên đường, cô đơn và đói rét, cô tới Marsh End, được anh em Mục sư St. John cứu giúp và tìm việc cho làm. Nhờ những may mắn của số phận, Jane bỗng trở nên giàu có và tìm được họ hàng thân thích. Sau đó, St.John cầu hôn cô và muốn cô đi cùng sang Ấn Độ nhưng cô không đồng ý. Song tình yêu cũ vẫn thôi thúc trong lòng, cô quyết định trở về Thornfield tìm tin tức người yêu. Lúc này, bà vợ điên của ông chủ đã chết, sợi dây ngăn cách hai người không còn. Và dù ông đã trở thành tàn phế, Jane vẫn đến với ông, xây dựng lại hạnh phúc đã mất.

 

 

Đồi gió hú - Emily Bronte

 

 

Đồi gió hú, câu chuyện cổ điển về tình yêu ngang trái và tham vọng chiếm hữu, cuốn tiểu thuyết dữ dội và bí ẩn về CatherineEarnshaw, cô con gái nổi loạn của gia đình Earnshaw, với gã đàn ông thô ráp và điên rồ mà cha cô mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff, được trình diễn trên cái nền những đồng truông, quả đồi nước Anh cô quạnh và ban sơ không kém gì chính tình yêu của họ. Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Gia đình, địa vị xã hội, và cả số phận rắp tâm chống lại họ, bản tính dữ dội và ghen tuông tột độ cũng hủy diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó đã sống trong thù hận và tuyệt vọng, mà cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu. Một khởi đầu mới để hai linh hồn mãnh liệt đó được tự do tái ngộ, khi những cơn gió hoang vắng và điên cuồng tràn về quanh các lâu đài trong Đồi gió hú... 

Cuốn tiểu thuyết duy nhất của Emily Brontë, là cuốn sách đã tới tay công chúng với nhiều lời bình trái ngược vào năm 1847, một năm trước khi nữ tác giả qua đời ở tuổi ba mươi. Thông qua mối tình giũa Cathy và Heathcliff, với bối cảnh là đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, Đồi gió hú đã tạo nên cả một thế giới riêng với xu hướng bỏ qua lề thói, vươn tới thi ca cũng như tới những chiều sâu tăm tối của lòng người, giúp tác phẩm trở thành một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất, bi thương nhất mà con người từng viết ra về nỗi đam mê cháy bỏng.

Bình luận về tác phẩm này, The Oxford University Press phát biểu rằng:Đồi gió hú là tiểu thuyết duy nhất của Emily Brontë, người đã chết ngay sau khi tác phẩm được xuất bản, ở tuổi ba mươi. Một câu chuyện u sầu vùng Yorrkshire về một mối tình mạnh hơn cả cái chết, cũng là một cái nhìn dữ dội về dục vọng siêu hình mà theo đó, cả thiên đường, địa ngục, thiên nhiên và xã hội cùng gắn bó mãnh liệt. Độc nhất, huyền bí, với một văn phong phi thời, tiểu thuyết đã trở thành tác phẩm kinh điển của văn học Anh”.

 

 

Trà hoa nữ - Alexander Dumas con

 

 

Alexandre Dumas (1824 - 1895) còn gọi là Dumas con, con trai của người bố cùng tên Alexandre Dumas lừng danh, tác giả "Ba người lính ngự lâm" - nhà tiểu thuyết vàviết kịch nổi tiếng của Pháp. Trà hoa nữ được viết khi ông hai mươi tư tuổi, là tác phẩm đầu tiên khẳng định tài năng và đã đem lại vinh quang rực rỡ cho Alexandre Dumas con.

Trà hoa nữ là câu chuyện đau thương về cuộc đời nàng kỹ nữ yêu hoa trà có tên là Marguerite Gautier. Nội dung kể về mối tình bất thành của anh nhà giàu Duval với cô kỹ nữ Marguerite, một đề tài tưởng đâu là quen thuộc, nhưng bằng ngòi bút sắc sảo cộng với tình cảm bao dung mà tác giả muốn truyền tải, truyện được độc giả đón nhận không ngần ngại, dù là giới quý tộc. Mặc dù Marguerite sống bằng nghề kỹ nữ nhưng trái với nghề của mình, Marguerite là người có tâm hồn và cá tính; nàng có lòng vị tha, biết hi sinh bản thân mình cho người mình yêu. Marguerite Gautier trong chuyện được viết dựa trên hình mẫu của Marie Duplessis, người yêu của chính tác giả.

Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế tất yếu do đặc điểm thời đại Dumas quy định, tác phẩm giàu chất lãng mạn trữ tình đồng thời chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực, thấm đượm tinh thần nhân đạo này đã chứng minh giá trị và sức sống lâu dài của nó. Không chỉ được dịch ra các thứ tiếng, Trà hoa nữcòn được dựng thành phim, kịch ở nhiều nước và bao giờ cũng được người xem ưu ái đón nhận.

 

 

Cuốn theo chiều gió - Margaret Mitchell

 

 

Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm1937.

Phần 1

Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến, một thế giới với những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý phái. Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Melanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.

Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.

Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Melanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kị binh của tiểu bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).

Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc đồ tang, không chuyện trò sôi nổi hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông. Scarlett cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.

Phần 2

Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng. Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vũ cuồngnhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.

Kể từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và Rhett được cải thiện. Rhett bằng bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều. Giáng sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Melanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hi vọng chàngsẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.

Phần 3

Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie. Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và anh đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Anh chở Melanie và con nàng, Prissy, Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân độiHợp bang. Trước khi đi, anh hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.

Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân đích thực của Tara. Bằng bản tính ngoan cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy ấp Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Melanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Melanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett đã lấy tiền và ngựa của tên lính bị giết rồi chôn hắn ta ngay tại ấp Tara.

Chiến tranh gần kết thúc và Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội Liên bang đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên bang. Những người lính Hợp bang trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại ấp Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.

Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được liền vì còn là tù binh của Liên bang. Một ngày kia chàng bất ngờ xuất hiện tại ấp Tara. Cả Scarlett và Melanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại và hỏi cô: "Anh ta là chồng cô ấy, phải không nào?" khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.

Phần 4

Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee tăng tiền thuế củađồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ hắn, một kẻ da trắng cặn bã. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để anh biết là nàng đang cố tán tỉnh anh vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của anh thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, nay đã là chủ một cửa hàng và có một khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes. 

Scarlett điều hành xưởng cưa rất thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên phơi mình nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Melanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.

Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen giải phóng tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, một gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối quan hệ của Rhett và nhân dân thành phố dần dần được cải thiện. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.

Phần 5

Scarlett lấy Rhett. Anh chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối quan hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và đỉnh điểm là trong 1 buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với hai người, ngoại trừ Melanie.

Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett 1 đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria (theo tên nữ hoàng Victoria và hoàng hậu Pháp Eugenie). Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ Hợp bang - Bonnie Blue Flag (lá cờ xanh xinh đẹp). Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối quan hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Anh muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.

Tại Georgia, sự tham nhũng của đảng Cộng Hòa ngày càng tăng và khiến uy tín của đảng này giảm sút đến không ngờ. Rhett giờ đây lại đứng về đảng Dân chủ cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa anh và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là anh muốn gây dựng một tương lai đảm bảo và thanh danh cho Bonnie, cô con gái anh yêu thương vô hạn. Rhett giờ đây còn nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.

Melanie tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Melanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Melanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Melanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Melanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Melanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.

Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẩn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Anh bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với anh và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, anh giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy thai.

Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Melanie tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Đảng Cộng hòa cuối cùng cũng bị lật nhào, kéo theo đó là những người bạn mới của Scarlett. Bonnie ngày càng được Rhett cưng chiều. Cô bé rất thích cưỡi ngựa.Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lý nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Melanie mới giúp anh vượt qua cú sốc đó.

Melanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do thể trạng quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Melanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Melanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Melanie quan trọng với mình đến nhường nào và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tự tưởng tượng ra. 

  

Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett. Nhưng giờ đây anh lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Anh lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua anh dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ anh nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.

Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ: "Nhưng em yêu anh ". Rhett thản nhiên đáp lại: "Đó là nỗi bất hạnh của em". Rồi anh bảo nàng rằng anh sắp đi xa và có thể sẽ trở về quê nhà Charleston để tìm lại những ngày xưa cũ êm đềm và đẹp đẽ. Scarlett van lơn: "Ôi anh yêu dấu, em biết làm gì nếu anh đi ?" và Rhett trả lời với giọng đầy hờ hững: "Em yêu ạ, anh cóc cần quan tâm".

Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: "Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới".

 

 

Anna Karenina – Leo Tolstoy

 

 

Cuốn tiểu thuyết "Anna Karenina" của đại văn hào Nga Lev Tolstoy (1828-1910) đã được xếp thứ nhất trong bảng danh sách 10 tác phẩm văn học vĩ đại nhất mọi thời đại do tạp chí Time bình chọn vào năm 2007, trên cả các kiệt tác của những cây bút huyền thoại khác như William Shakespeare, hay Mark Twain…

Ngay từ khi được khởi đăng trích đoạn trên nguyệt san Russkiy vestnik (Người đưa tin) kể từ số mở đầu năm mới 1875, "Anna Karenina" đã tạo ra một cơn sốt trong giới độc giả yêu văn học. Mọi người đặc biệt lưu tâm tới số phận của các nhân vật trong tiểu thuyết, nóng lòng chờ đợi phần kế tiếp, thậm chí nhiều mệnh phụ phu nhân còn bắt chước sao cho giống đúc từ lối phục sức, đến kiểu tóc của nữ nhân vật chính Anna Karenina, được mô tả qua ngòi bút đặc sắc của vị văn hào lỗi lạc. 

 

Cảm hứng sáng tác Anna Karenina được vợ nhà văn kể lại như sau: "Tối qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy đã hình dung ra một người đàn bà có chồng thuộc xã hội thượng lưu, nhưng bị sa ngã. Anh ấy nói rằng nhiệm vụ của anh ấy là phải làm sao cho mọi người thấy người đàn bà ấy chỉ đáng thương mà không đáng tội và khi anh vừa hình dung được ra như thế, thì tất cả những nhân vật, những loại đàn ông mà anh hình dung trước kia đều tìm được vị trí của họ và tập trung quanh người đàn bà ấy"

Gia đình người anh trai của Anna có sự bất hòa và Anna - vợ của một quan chức cao cấp của triều đình ở Sankt-Peterburg, đã đi tàu đến Moskva để giúp anh trai và chị dâu hòa giải. Nàng đi cùng toa với bá tước phu nhân Vroskaya. Đến Moskva, anh trai của Anna đón ở ga và con trai của bá tước phu nhân là Alexei Vronsky cũng ra đón mẹ. Lúc này, mọi người chưa kịp xuống tàu thì xảy một tai nạn khủng khiếp: một người công nhân bị tàu cán chết. Sự kiện này làm mọi người hết sức kinh hoàng.

Cùng thời gian này, Levin, một điền chủ hầu như quanh năm chỉ sống ở nông thôn, cũng đến Moskva với mục đích cầu hôn với cô con gái út của gia đình Cherbatsky là Kitty - người mà đã để ý và có tình cảm từ lâu. Kitty mới 18 tuổi vừa bắt đầu gia nhập cuộc sống giao tế của giới thượng lưu và được nhiều người để mắt đến trong đó có Vronsky. Chàng là người tuấn tú, giàu có, quý phái và có tương lai xán lạn ở triều đình và trong quân đội. Nên mặc dù Kitty cảm thấy mình quý mến và tin cậy Levin, song tâm hồn của cô gái trẻ này lại hướng về Vronsky nhiều hơn, nên nàng đã từ chối lời cầu hôn của Levin. 

 

Anna nhanh chóng giải quyết mối mâu thuẫn cho vợ chồng người anh. Vẻ xinh đẹp và khả ái của Anna đã hấp dẫn mọi người xung quanh kể cả Kitty (em gái của Dolly - chị dâu của Anna). Trong buổi khiêu vũ tổ chức tại nhà người quen ít lâu sau, cả Kitty và Anna đều đến. Kitty hạnh phúc và mong chờ được nhảy cùng Vronsky, nhưng khi nàng thấy vẻ mặt của Vronsky khi nhảy cùng Anna, nàng bất ngờ nhận ra rằng Vronsky đã say mê Anna, điều đó khiến Kitty vô cùng đau khổ.

Anna đón nhận tình cảm của Vronsky và xao xuyến vì tình cảm đó nên nàng cảm thấy có lỗi. Nàng đã vội vã rời Moskva nhưng trên chuyến tàu trở về Sankt-Peterburg. Vronsky đã đi theo "để có mặt nơi nào nàng có".

Chồng của Anna là Alexei Karenin, lớn hơn nàng nhiều tuổi, là một con người có tâm hồn khô khan, cằn cỗi, khuôn sáo và có lối sống tẻ nhạt. Anna lấy Karenin là do sự sắp đặt của người cô ham tiền và ham địa vị. Vì vậy, sau bao năm chung sống với chồng, nàng không hề có tình yêu với một con người như thế nên nàng đã dồn mọi tình cảm cho đứa con trai. Sự xuất hiện của Vronsky cùng với tình cảm nồng nhiệt của chàng đã đánh thức những khát khao yêu đương trong Anna. Ban đầu nàng cố gắng đấu tranh, song cuối cùng nàng không kháng cự nổi và đã lao vào cuộc tình với Vrosky.

 

Cuộc tình vụng trộm đó không giấu được lâu nhưng thật bất ngờ chồng Anna biết nhưng không ghen tuông mà còn lo lắng cho danh dự và tiếng tăm của ông ta lẫn Anna. Nàng có thai với Vronsky và suýt chết trong khi sinh nở. Karenin đã cao thượng tha thứ cho nàng, chăm sóc nàng cùng đứa bé gái mới sinh khiến Anna cảm động ăn năn và Vronsky thì thấy nhục nhã định tự tử nhưng không chết. Tuy nhiên, sự cao thượng của Karenin chỉ tách Anna ra khỏi Vronsky trong thời gian ngắn mà không dập tắt nổi ngọn lửa tình yêu giữa hai người. Nó tạm lắng xuống rồi lại bùng lên rừng rực, mạnh mẽ. Họ không thể sống thiếu nhau, Anna quyết định bỏ nhà, chia tay với đứa con trai mà nàng yêu quý, để cùng Vronsky và đứa con gái nhỏ ra nước ngoài.

Levin sau khi bị Kitty từ chối "lời cầu hôn" liền rời Moskva quay trở về với nông thôn. Chàng trở lại với công việc quản lý điền trang và tìm thấy sự an ủi trong công việc, trong sự hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của những người lao động. Chàng biết được việc của Kitty (sau khi bị Vronsky từ chối nàng đã rất đau khổ và bệnh nặng) phải ra nước ngoài dưỡng bệnh. Một lần tình cờ sau buổi làm việc ngoài đồng, trên đường về Levin nhìn thấy cỗ xe ngựa chở Kitty chạy qua (nàng đang trên đường từ nước ngoài trở về).

Chàng chợt nhận ra rằng tình cảm của mình dành cho nàng vẫn còn nguyên vẹn, bèn quyết định đi Moskva để cầu hôn lần nữa. Lần này, chàng đã thành công. Họ nhanh chóng chuẩn bị đám cưới và sau đám cưới, Levin đưa ngay vợ về nông thôn. Kitty lập tức thích ứng với vai trò người vợ của mình khiến cho Levin nhiều bất ngờ và ngạc nhiên. Giữa hai vợ chồng cũng xảy những cuộc cãi cọ, hiểu lầm nho nhỏ, song cuộc sống của gia đình họ rất hạnh phúc.

Trong khi đó hạnh phúc của Anna và Vronsky thật không dễ dàng, nó phải đổi bằng những hy sinh: Vronsky phải từ bỏ con đường danh vọng, Anna phải rời xa đứa con trai (mà nàng rất yêu quý và luôn nhớ thương con - nỗi nhớ ấy luôn ám ảnh và dằn vặt nàng) và chịu những lời chê trách gièm pha. Họ cũng không thể sống mãi ở nước ngoài nên một thời gian sau họ trở về Nga. Vronsky dù yêu Anna, song cũng đã mệt mỏi vì cuộc sống không chính thức của hai người, trong khi đó Anna vẫn không giải quyết được việc ly hôn với chồng vì vướng bận chuyện con trai. Karenin không cho nàng nhận con nếu ly hôn, bởi vậy nàng không thể hợp thức hóa cuộc sống lứa đôi với Vronsky.

Những khó khăn đó cộng với sức ép của dư luận, của những người quen thuộc xung quanh làm cho quan hệ tình cảm giữa hai người càng lúc càng trở nên căng thẳng: Vronsky bực bội, mệt mỏi, còn Anna thì đau khổ ghen tuông, nghi ngờ về tình yêu của chàng dành cho mình. Sau một lần xích mích, Vronsky bỏ về nhà mẹ. Anna đau khổ với những ý nghĩ bi quan, tuyệt vọng vì nghĩ Vronsky đã hết yêu mình. Nàng định đi tìm chàng, nhưng lúc đến nhà ga, Anna chợt nhớ đến cái chết của người công nhân xe lửa và nàng đã quyết định bắt Vronsky phải hối hận nên đã giải thoát cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa.

Sau khi Anna chết, Vronsky vô cùng đau khổ. Chàng xin gia nhập vào quân đội tình nguyện giúp người Serbia trong cuộc chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Levin và Kitty vẫn tiếp tục cuộc sống gia đình hạnh phúc ở nông thôn và sinh được một cậu con trai.

 

 

Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colleen Mccullough

 

 

Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai xuất bản vào mùa xuân 1977 cùng một lúc ở New York, San Francisco, London, Sydney - Ít lâu sau đã được dịch ra bảy thứ tiếng, được bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh và giới phê bình đánh giá cao. Suốt mấy năm là tác phẩm ăn khách nhất ở phương Tây. Đây là tác phẩm đặc sắc, có giá trị trong văn học thế giới hiện đại.

Colleen McCulough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai đem lại vinh dự cho tác giả thì McCulough vẫn chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ở Úc, bang New South Wales, trong gia đình công nhân xây dựng xuất thân từ Ireland.

Thời thanh xuân McCulough ở Sydney, đã từng học trường của nhà thờ công giáo, từ bé – bà mơ ước trở thành bác sĩ, nhưng không có điều kiện để qua đại học y. Bà đã thử làm một số nghề- làm báo, công tác thư viện, dạy học rồi trở lại nghề y, qua lớp đào tạo chuyên môn về sinh lý học thần kinh. Sau đó, bà đã làm việc bà đã làm việc tại các bệnh viện ở Sydney, London, Birmingham, rồi sang Mỹ, làm việc tại một trường y thuộc trường đại học Yale. Năm 1974 bà viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên, không có tiếng vang gì.

Tiếng chim hót trong bụi mận gai được thai nghén trong ngót bốn năm, rồi đầu mùa hè 1975, bà bắt tay vào viết liền một mạch trong mười tháng. Suốt thời gian ấy, bà vẫn bận túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.

Tác phẩm này có thể gọi là “Xaga về gia đình Cleary”. Xaga là hình thức văn xuôi cổ có tính anh hùng ca, kể chuyện một cách điềm đạm về những con người hùng dũng. Cuốn tiểu thuyết này viết về lịch sử nửa thế kỷ của ba thế hệ một gia đình lao động - gia đình Cleary. Loại tiểu thuyết lịch sử gia đình từ trước đã có những thành công như thiên sử thi vè dòng họ Foocxaitơ của Gônxuocthy, “Gia đình Tibô” của Rôgiê Mactanh duy Gar. “Gia đình Artamônôp” của M. Gorki. Đặc điểm chung của các tác phẩm đó là số phận gia đình tiêu biểu cho số phận của giaia cấp tư sản, các thế hệ sau đoạn tuyệt với truyền thống của gia đình.

So sánh với những tác phẩm kể trên thì tác phẩm của McCulough có sự khác biệt, có cái độc đáo riêng của nó. Trước hết, đây là lịch sử của một gia đình lao động. Sự phát triển, tính kế thừa và đổi mới của ba thế hệ gia đình này là hình mẫu thu nhỏ của lịch sử dân tộc. Các thế hệ sau kế thừa những nét tốt đẹp nhất của gia đình - tính cần cù, tự chủ, tính kiên cường đón nhận những đòn ác liệt của số phận, lòng tự hào gia đình, song đồng thời có những đổi khác nhịp bước với thời đại. Nếu Fiona gan góc chịu đựng mọi tai họa nhưng cam chịu số phận thì con gái bà là Meggie đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay Chúa trời, và Jaxtina, con gái của Meggie là một cô gái hiện đại, có những chuẩn mực đạo đức hoàn toàn khác.

Cuốn tiểu thuyết xây dựng như truyện sử biên gia đình, tác giả tập trung vào những xung đột tâm lý - đạo đức nhiều hơn là những vấn đề giai cấp - xã hội. Các nhân vật tuy vẫn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, nhưng chủ yếu là ứng xử theo tính cách riêng của mình nhiều hơn. Trong số nhiều nhân vật, nổi bật hơn cả là ba nhân vật - Fiona, Meggie - con gái bà và cha đạo Ralph de Bricassart. Meggie có thể coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong tiểu thuyết có nhiều tuyến tình tiết, nhiều môtíp, đề tài, song tất cả đều phục vụ câu chuyện chính: mối tình lớn lao trong sáng của Meggie và cha de Bricassart.

Trong tác phẩm quy mô lớn này, những xung đột tâm lý - tinh thần của nhân vật quyện chặt với sự miêu tả tỉ mỉ toàn cảnh lịch sử, địa lý, thiên nhiên. Thiên nhiên bao la, dữ dội nhưng có cái đẹp hoang sơ riêng của nó như hiện ra trước mắt bạn đọc. Giá trị nhận thức của tác phẩm do đó càng thêm đầy đủ. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở đây mang tính chất chung sống hài hòa, thiên nhiên chưa bị uy hiếp đến nguy cơ hủy diệt.

Tính hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm này hòa lẫn vào nhau tới mức nhuần nhị. Sự miêu tả tỉ mỉ bằng hình thức của bản thân đời sống, cả từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói của nhân vật, cho đến cách xén lông cừu, nếp sống hàng ngày..., lối kể chuyện thong thả theo trình tự thời gian khiến cho tác phẩm gần với loại tiểu thuyết hiện thực thế kỷ 19. Nhưng những tính cách phi thường rực rỡ biểu hiện trong những biến cố đột ngột, đầy hấp dẫn tạo nên màu sắc lãng mạn rất rõ nét.

Một tác phẩm văn học Mỹ thời nay xa lạ với những cảnh hung bạo, với “sex”, với “phản nhân vật” đưa bạn đọc trở về với những vấn đề “nhà” (theo nghĩa quê hương), “cội nguồn”, “cha và con” mà lại được ham chuộng như thế ở phương Tây thì đó chứng tỏ những vấn đề muôn thuở của nhân loại bao giờ cũng làm rung động lòng người ở bất cứ nơi nào trên hành tinh chúng ta.

 

 

Kiêu hãnh và định kiến - Jane Austen

 

 

Kiêu hãnh và định kiếnlà tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Anh Jane Austen. Tiểu thuyết được viết từ năm 1796 đến năm 1797 và xuất bản năm 1813.

Câu chuyện nói về tình yêu và hôn nhân của tầng lớp quý tộc nhỏ tại Anh vào đầu thế kỷ 19. Nhân vật chính là Elizabeth Bennet, một cô gái 20 tuổi xuất thân trong một gia đình trung lưu. Nội dung chính kể về sự đối đầu và sau này trở thành cuộc tình giữa Elizabeth và Fitzwilliam Darcy, thuộc tầng lớp địa chủ. Tựa truyện nói về sự kiêu hãnh và các định kiến của nhân vật này đối với nhân vật kia.

Cuốn sách bắt đầu bằng một trong những câu bất hủ nhất trong văn học Anh: It is a truth universally acknowledged, that a single man in possession of a good fortune, must be in want of a wife. (Có một sự thật mà ai cũng công nhận, đấy là: một người đàn ông có một tài sản khá hẳn sẽ muốn lấy vợ.). Tuy nhiên, đến cuối truyện lại là một sự thật hoàn toàn ngược lại. Không phải là các quý ông tìm kiếm một người vợ, mà là các cô gái, để đảm bảo cho mình một tương lai ổn định, phải chủ động kiếm một người chồng.

Ông bà Bennet có năm người con gái (Jane, Elizabeth, Mary, Kitty, Lydia) đã đến tuổi cập kê và bà Bennet đang ráo riết tìm chồng cho con. Cả làng đang xôn xao về anh Bingley, một địa chủ giàu có mới dọn đến vùng này. Bingley đem theo người bạn là Fitzwilliam Darcy. Người ta kháo nhau rằng Darcy rất giàu. Tuy nhiên, sau khi gặp Darcy ở buổi dạ vũ do Bingley tổ chức, nhiều người đã thấy rằng anh quá kiêu hãnh. Khi Bingley gợi ý Darcy khiêu vũ với Elizabeth, Darcy cho rằng cô không đủ tài sắc để quyến rũ anh. Elizabeth nghe lỏm được và có ác cảm với Darcy. 

Elizabeth lại quen biết một sĩ quan tên Wickham đang đóng quân gần nhà. Wickham kể rằng anh đã bị Darcy cướp đi tài sản thừa kế, làm Elizabeth càng không ưa Darcy.

Vài ngày sau dạ hội, gia đình ông Bennet có khách là người bà con tên Collins, vốn đang muốn làm rể nhà Bennet. Đầu tiên Collins chọn cô chị cả, Jane, nhưng bà Bennet nói rằng Jane sắp được gả cho Bingley. Collins lại chọn Elizabeth, nhưng cô không ưa anh. Sau khi bị Elizabeth nhất mực từ chối, Collins cầu hôn Charlotte Lucas, bạn thân của Elizabeth. Charlotte bằng lòng ngay vì cô đã luống tuổi (27 tuổi), chỉ muốn an phận. Bà Bennet rất bực vì Collins sau này sẽ thừa kế tài sản nhà Bennet và Charlotte sẽ thay thế bà, trong khi Elizabeth lại thất vọng vì nghĩ rằng cô bạn thân lấy chồng vì tiền.

 

Ít lâu sau, Bingley bất ngờ rời làng về Luân Đôn, làm Jane bị thất tình.

Charlotte mời Elizabeth đến thăm vợ chồng cô. Trong khi ở với họ, Elizabeth gặp Darcy (Darcy là cháu của Phu nhân Catherine, người bảo trợ anh Collins). Darcy bất ngờ tỏ tình và cầu hôn Elizabeth, nhưng lại hạ thấp gia cảnh cô. Cô còn khám phá ra rằng chính Darcy đã khuyên can Bingley đừng hỏi cưới Jane. Elizabeth bảo Darcy rằng cô sẽ không bao giờ chịu lấy anh. Sáng hôm sau, Darcy đưa cho Elizabeth một lá thư và bỏ đi. Trong thư Darcy biện hộ hành động của mình. Darcy nói rằng Jane chẳng những có địa vị thấp mà còn tỏ ra thờ ơ với Bingley. Darcy còn tiết lộ rằng Wickham là một gã Sở Khanh. Việc này đã khiến Elizabeth xét lại suy nghĩ về Darcy và dần dần các định kiến của cô đã được tháo gỡ.

Một thời gian sau, trong một lần du ngoạn, ông bà Gardiner (cậu mợ của Elizabeth) thuyết phục cô đến tham quan Pemberley, khu đất của Darcy. Cô đồng ý khi biết chủ nhà đã đi vắng. Nào ngờ Darcy đột ngột về thăm nhà và chạm mặt Elizabeth. Darcy tỏ ra thân thiện hơn, và làm cho Elizabeth thấy rằng dưới vẻ kiêu hãnh anh là một người hào phóng.

Cũng trong thời gian này, Elizabeth được tin cô em út Lydia đã trốn nhà theo Wickham. Wickham bị nợ nần vì đánh bạc và đã giải ngũ. Nghe tin, Darcy tìm Wickham và cho tiền để hắn cưới Lydia, nhưng lại giấu Elizabeth chuyện này. Elizabeth tình cờ biết được, cô rất xúc động và hoàn toàn thay đổi thái độ đối với Darcy.

Biết được tình cảm của Darcy đối với Elizabeth, Phu nhân Catherine rất tức giận vì bà đã định gả con gái cho Darcy. Bà đến nhà Bennet đòi Elizabeth phải bỏ Darcy, nhưng cô bảo bà không có quyền can thiệp vào chuyện riêng của cô. Nghe được chuyện này, Darcy hiểu tình cảm của Elizabeth đối với anh đã thay đổi. Darcy khuyến khích Bingley cầu hôn Jane và Darcy cầu hôn Elizabeth lần thứ hai. Lúc này thì sự kiêu hãnh và định kiến đã không còn, và Elizabeth nhận lời làm vợ Darcy.

 

 

Gọi em bằng tên anh - André Aciman

 

 

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Mỹ André Aciman “Gọi em bằng tên anh” gây ấn tượng với độc giả bởi câu chuyện tình yêu nồng nhiệt, đắm say nhưng cuối cùng không đi tới đâu giữa Elio và Oliver. Mối tình đồng tính nên thơ ấy đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên và bộ phim này cũng vinh dự giành Tượng vàng ở hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất trong lễ trao giải Oscar lần thứ 90 (năm 2018) vào tối chủ nhật (4/3) theo giờ địa phương, tại nhà hát Dolby, Hollywood (Mỹ).

Ngay từ những trang đầu, nhân vật Elio đã trải lòng kể về câu chuyện của một thời đã xa: “Tôi nhắm mắt lại và trở lại nước Ý vào nhiều năm trước, bước dọc con lộ rợp bóng cây, nhìn anh xuống xe taxi, áo sơ-mi xanh dương thùng thình, cổ áo rộng phanh ra, kính râm, mũ rơm, chỗ nào cũng thấy da… Có thể câu chuyện đã bắt đầu ở ngay nơi đó, ngay lúc đó”. Đương nhiên, đọc những dòng này, chúng ta có thể hiểu, “Giờ đây, tôi không sống ở Ý, tôi không còn là một chàng trai trẻ tuổi và điều tôi sắp kể ra đây đã xảy ra từ rất lâu”.

Câu chuyện hư cấu bắt đầu khi Oliver, một giảng viên 24 tuổi ở Columbia (Mỹ) đến dinh thự của nhà cậu Elio tại Ý trong 6 tuần để sửa lại bản thảo cho cuốn tiểu thuyết sắp xuất bản của mình. Mối tình lãng mạn nhưng đầy khắc khoải giữa con trai chủ nhà - chàng thiếu niên 17 tuổi, nhạy cảm, yêu âm nhạc Elio với vị khách trọ, hơn cậu tới 7 tuổi, Oliver dần nảy nở giữa khung cảnh mùa hè nước Ý tràn ngập ánh nắng ấm áp, cổ kính và rất đỗi nên thơ với hồ nước trong xanh, thảm cỏ rộng lớn, hay khu vườn đầy trái đào, mơ chín ửng và những triền đồi ngập hướng dương.

Tác giả André Aciman cố gắng xây dựng nhân vật Elio với vẻ thông minh, ngây thơ còn Oliver lại là người có vẻ ngoài điển trai, bình thản, tỉnh bơ, đầy lôi cuốn. Dù cuộc tình của họ chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 6 tuần ngắn ngủi nhưng dư vị của những cảm xúc mãnh liệt, thăng hoa giữa hai người sẽ theo họ mãi về sau.

 

Chẳng hiểu vì sao mùa hè cũng dài như mùa đông nhưng người ta cứ luôn cho rằng, mùa đông thì dài lê thê còn mùa hè thì thật ngắn ngủi. Và có lẽ vì thế, cuộc tình giữa mùa hè của Oliver và Elio diễn ra thật vội vã, gấp gáp. Họ sốt sắng lao vào nhau, như con thiêu thân bay vào biển lửa, mê đắm trong những cảm xúc dâng trào như thể đây mới là tình đầu của họ, yêu như chưa từng được yêu.

Và người đọc cảm nhận rằng, dường như, tình yêu của tuổi trẻ là phải thế: dạt dào, điên cuồng và thẳm sâu. Họ cùng nhau ngồi bên chiếc bàn gỗ, dưới chiếc ô không che nổi cái nắng chói chang của miền Nam Âu, cùng đi câu cá, đạp xe, tranh luận về những nhà soạn nhạc, trao nhau những nụ hôn nồng say, ngây ngất trong cái đêm “anh trở thành tôi và tôi trở thành anh”, gọi tên người mình yêu bằng chính tên mình, nằm dài trên giường và mở toang cửa sổ tràn đầy ánh sáng. 

 

Elio từng thổn thức rằng: “Tôi muốn anh đi khỏi nhà chúng tôi để mà dứt tình với anh. Tôi cũng muốn anh chết là vì nếu tôi đã không thể dừng tương tư anh và lo lắng chuyện khi nào tôi mới lại gặp anh thì ít ra cái chết của anh sẽ chấm dứt điều này. Thậm chí tôi những muốn chính tay giết anh để cho anh biết sự hiện hữu của anh làm phiền tôi thế nào… Nếu tôi không giết anh thì tôi sẽ khiến anh tàn tật cả đời, để anh ở lại với chúng tôi trên chiếc xe lăn và không bao giờ về Mỹ nữa. Nếu anh ngồi xe lăn, tôi sẽ luôn biết anh ở đâu và dễ tìm anh". Nhưng Oliver sẽ ra đi, để rồi “những hẹn hò từ nay khép lại”. Chuyện tình giữa họ hoá ra cũng chẳng khác nào giấc mộng đêm hè.

 

 

Outlander – Diana Gabbaldon

 

 

Độc giả Việt Nam có thể còn hơi lạ lẫm với bộ tiểu thuyết tình cảm xuyên không nổi tiếng này của Diana Gabaldon nhưng những người hâm mộ thế giới đã theo đuổi bộ sách này kể từ năm 1991. 

Outlander kể về cuộc du hành thời gian của một nữ y tá Claire trong một lần đi nghỉ trăng mật với chồng tại vùng Scotland đã vô tình bị kéo ngược trở lại quá khứ trở về Scotland thế kỷ 17. Nơi đây cô bị mắc kẹt trong những âm mưu ngấm ngầm giữa các lãnh chúa và chìm đắm trong tình yêu với một chiến binh trẻ tên là Jamie Fraser.

Có một giai thoại thú vị về một nữ nhà văn Mỹ đã nhận được rất nhiều bức thư được gửi từ những người lính Mỹ đang thực hiện nghĩa vụ ở Iraq và Afghanistan. Họ dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi của mình để đọc sách và một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất được truyền tay nhau là Outlander của Diana Gabaldon.

Nhân vật Jamie Fraserlà người đàn ông gánh trên vai trách nhiệm với dòng tộc, từng trải qua biết bao nỗi đau đớn về thể xác, ngẩng cao đầu dù chịu ảnh tù đày, tra tấn dã man nhưng lại lặng lẽ thú nhận mình không đủ sức chịu đựng cảnh người phụ nữ mình yêu bất chấp tính mạng để sinh con. Ấy là khi Jamie chứng kiến chị gái trải qua giây phút vượt cạn nguy hiểm, anh vỗ về Claire khi ấy nghĩ rằng mình không thể mang thai: "Có lẽ như thế cũng tốt…việc em không sinh được con…Lúc đầu anh cũng hơi tiếc... bây giờ anh lại thấy mừng; anh không muốn em phải trải qua một chuyện như vậy đâu... Anh có thể chịu đựng nỗi đau đớn của chính mình… nhưng anh không thể chịu đựng nỗi đau đớn của em. Anh không đủ sức".

Đó không phải là sự yếu mềm mà là tình yêu đủ lớn để Jamie thà ích kỷ sống cuộc sống đơn giản chỉ với hai vợ chồng còn hơn để vợ mình liều lĩnh sinh con - điều có thể gây ra cái chết cho người phụ nữ anh yêu.

Trong đêm tân hôn, Claire đã thành thật hỏi Jamie: “Anh có bận lòng không nếu em không phải một trinh nữ?” “Ồ không, miễn là em không bận lòng vì anh là trai tân.”

Liệu có một người đàn ông nào thật lòng hơn thế nữa không? Jamie chưa từng được nếm trải việc làm tình với một người phụ nữ, nhưng không vì thế mà anh e ngại khi được trải nghiệm cảm giác đó cùng Claire. Thô bạo hay nhẹ nhàng, tất cả theo lời chỉ dẫn của Claire mà Jamie từ từ tận hưởng khoái cảm đó. Trong tình yêu, họ công bằng. Trong hôn nhân, họ được tự do lựa chọn.

Outlander với lối viết đầy tinh tế của Diana Gabaldon đã tự trở thành cuốn sách ăn khách, series 8 tập đến nay đã bán được hơn 25 triệu bản trên toàn thế giới. Ban đầu, nó chỉ là một cuốn sách truyền miệng, người này đọc chỉ vì bạn bè họ khuyên họ nên đọc cuốn đó. Và giờ thì nó trở sách cuốn sách trải dài khắp các lục địa với nhiều thế hệ cùng đọc.

 

 

Hồng lâu mộng – Tào Tuyết Cần, Cao Ngạc (Trung Quốc)

 

 

Hồng lâu mộng là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Với hơn 100 triệu bản được xuất bản, tiểu thuyết này trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại.

Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách. Ngoài ra Hồng lâu mộng còn có một số tên khác như:

Thạch Đầu Ký tức là chuyện Thần Anh đầu thai xuống hạ giới trả nợ tình duyên rồi lại trở về kiếp đá.

Vì nguyên Bảo Ngọc là người đa tình sau lại đi tu nên có tên là Tình Tăng lục (ghi chép về ông sư đa tình) hay Phong Nguyệt bảo giám

Thập nhị kim thoa lấy chuyện mười hai cô gái đẹp trong truyện để đặt tên.

Kim Ngọc kì duyên: Bảo Thoa có vàng, Bảo Ngọc có ngọc nên Bảo Ngọc lấy Bảo Thoa là Kim Ngọc kì duyên.

Cốt truyện dựa trên câu chuyện có thực của dòng họ Tào trước đây, là tác phẩm tự sự lớn của tác giả, vừa thể hiện sự nuối tiếc một thời vàng son, vừa phản ánh bản chất xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời. Tào Tuyết Cần viết Hồng lâu mộng để bày tỏ và giải tỏa nỗi "cô phẫn" trong lòng. Ông đã dồn hết sinh lực và tâm huyết cuối đời vào Hồng lâu mộng. 

Hồng lâu mộng là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm, nề nếp không che được thực chất mục ruỗng của giới thượng lưu trong Giả phủ. Cuộc sống xa hoa, dâm ô của giai cấp bóc lột với những mối quan hệ tàn nhẫn giữa người với người đã khiến Giả phủ tựa con thuyền đắm, không cứu vãn được. Đó cũng là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời mạt Thanh. Tào Tuyết Cần là nhà văn hiện thực phê phán, ông đã báo hiệu buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến Trung Quốc. Với nhãn quan của một nhà văn có tinh thần dân chủ, ông đã nhìn thấy những con người mới mang tư tưởng phản truyền thống. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc là những đứa con "bất hiếu", những thanh niên sống “ngược dòng”, họ chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ, chán ghét khoa cử công danh, họ chỉ theo đuổi cuộc sống tự do, không bị khuôn phép ràng buộc. Họ yêu nhau vì chính tư tưởng phản nghịch đó. Đó là cuộc đấu tranh âm thầm giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ thời kỳ đầu và tư tưởng phong kiến cố hữu.

 

 

Rừng Nauy – Murakami Haruki

 

 

Rừng Na-Uy là tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki, được xuất bản lần đầu năm 1987. Với thủ pháp dòng ý thức, cốt truyện diễn tiến trong dòng hồi tưởng của nhân vật chính là chàng sinh viên bình thường Watanabe Tōru. Cậu ta đã trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa tự do. Nhưng cậu ta cũng có những mối tình sâu nặng, điển hình là với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất của cậu, một cô gái không ổn định về cảm xúc, và với Midori, một cô gái thẳng thắn và hoạt bát. Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô đơn móc nối với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy.

Câu chuyện xảy ra với bối cảnh là nước Nhật những năm 1960, khi mà thanh niên Nhật Bản, như thanh niên nhiều nước khác đương thời, đấu tranh chống lại những định kiến tồn tại trong xã hội. Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này như những tên đạo đức giả và thiếu sự kiên định.

Tác phẩm này đã đưa Murakami lên thành một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản. 

Tên nguyên gốc của tác phẩm, Noruwei no mori, là cách dịch tiêu chuẩn trong tiếng Nhật cho tựa bài hát "Norwegian Wood" được John Lennon viết khi còn trong nhóm The Beatles (và cũng thường được nhắc đến trong cốt truyện). Watanabe Tōru, một chàng thanh niên 37 tuổi vừa mới đặt chân tới Hamburg, Đức. Khi bất chợt nghe được bài hát "Norwegian Wood" của Beatles, anh bỗng hồi tưởng lại mối tình đầu của mình với Naoko. Ký ức mang anh trở lại với những năm của thập kỷ 1960, khi có quánhiều sự việc xảy ra với cuộc sống của anh khi đó.

Tōru cùng với người bạn cùng lớp Kizuki, và bạn gái của Kizuki - Naoko là những người bạn thân thiết. Kizuki với Naoko là một đôi với nhau còn Tōru dường như rất hạnh phúc và ủng hộ cho mối tình của họ. Tình bạn này đã bị đứt gãy khi vụ tự tử của Kizuki xảy ra vào ngày sinh nhật lần thứ17 của anh. Cái chết của Kizuki đã ảnh hưởng sâu sắc tới 2 người bạn còn lại; Tōru luôn cảm thấy ảnh hưởng của cái chết ở mọi nơi còn Naoko thì thấy dường như mất một phần con người mình. Hai người sau này đã tìm đến nhau và cố gắng an ủi nhau, họ đã ngày càng thân nhau hơn và giữa họ đã nảy sinh tình cảm đôi lứa. Trong buổi tối ngày sinh nhật lần thứ 20 của Naoko, Cô đã cảm thấy bị thương tổn ghê gớm và rất cần sự an ủi, chia sẻ. Họ đã quan hệ tình dục với nhau tối hôm đó, và đây cũng là lần đầu của Naoko. Kể từ sau buổi tối đó, Naoko đã để lại cho Tōru một bức thư nói rằng cô cần phải đi xa một thời gian và cũng nghỉ học ở trường để tới nhà nghỉ Ami - một nơi ở kết hợp nơi điều trị thần kinh. Cô đã có một số vấn đề thần kinh không bình thường.

Tōru sau này đã kết bạn với Kobayashi Midori, một cô bạn cùng lớp. Cô có mọi thứ mà Naoko không có - sự cởi mở, tự tin, tràn đầy sức sống. Mặc dù anh vẫn yêu Naoko, Tōru vẫn bị Midori hấp dẫn và ngược lại, Midori cũng rất yêu quý Tōru, và tình bạn của họ ngày càng phát triển trong thời gian Naoko vắng mặt.

Tōru đã đến thăm Naoko tại nơi điều trị gần Kyoto. Ở đó,anh đã gặp Ishida Reiko, một bệnh nhân khác và là người theo dõi, chăm sóc Naoko. Trong chuyến thăm này và một vài chuyến thăm khác nữa, Reiko cùng với Naoko đã hé lộ thêm vài việc trong quá khứ của mình: Reiko nói về sự tìm kiếm của cô để xác nhận những vấn đề về giới tính còn Naoko nói về việc tự tử không báo trước của chị gái mình vài năm trước.

Tōru, khi quay trở lại Tokyo, vẫn tiếp tục mối quan hệ với Midori và vẫn không quên Naoko. Anh viết một bức thư cho Reiko, xin lời khuyên của cô về việc lựa chọn nên phát triển quan hệ tình cảm lâu dài với Naoko hay Midori. Anh không muốn làm tổn thương Naoko, nhưng anh cũng không muốn để tuột mất Midori. Reiko khuyên anh rằng, nếu bị Midori thu hút mạnh đến thế thì nên yêu hết mình cho dù tình yêu đó có thể phát triển tốt hoặc không, còn đừng nên nói chuyện đó với Naoko vì Tōru vẫn là nguồn sức mạnh lớn lao cho Naoko để cô an tâm chữa bệnh.

Sau này, Tōru đã nhận được một lá thư báo rằng Naoko đã tự kết liễu cuộc đời mình. Kết cục của điều đó là việc Tōru đi lang thang phiêu bạt khắp nước Nhật mà chẳng có mục đích nào cả, trong lòng luôn nhớ đến những kỷ niệm xưa giữa hai người, trong khi đó Midori không nhận được liên hệ nào với anh và không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Một thời gian sau, khi đã nhận ra rằng, cái chết không phải là sự đối nghịch mà nó chính là một phần của sự sống, anh quay trở lại Tokyo, và khi đó Reiko tới thăm anh. Trước đây, sau cái chết của Naoko, Reiko đã viết rất nhiều bức thư nói với anh rằng cái chết đó không phải do lỗi của Tōru, không phải lỗi của ai cả, cũng giống như trời mưa không phải do ai. Với sự ủng hộ của chị, anh đã nhận ra rằng, giờ đây Midori là người quan trọng nhất trong cuộc đời anh. Tōru đã nói chuyện tình cảm của mình với Midori. Chuyện gì đã xảy ra tiếp theo tác phẩm không đề cập tới mà đã để một cái kết mở cho người đọc.

Tác phẩm được dịch sang tiếng Việt và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997 do Kiều Liên và Hải Thanh thực hiện, Bùi Phụng hiệu đính. Năm 2006 bản dịch mới của Trịnh Lữ được xuất bản. Cả hai bản dịch đều được dịch từ tiếng Anh.

 

 

Đại gia Gatsby - F. Scott Fitzgerald

 

 

Gatsby vĩ đại là một kiệt tác của nhà văn F. Scott Fitzgerald người Mỹ, được xuất bản lần đầu vào 10 tháng 4 năm 1925.

Câu chuyện được kể qua hồi ức của Nick Carraway về sự việc xảy ra năm 1922. Nick tốt nghiệp đại học Yale và từng tham gia trong Thế chiến I, hiện đang làm nghề kinh doanh trái phiếu tại New York. Nick mới chuyển đến thuê nhà tại West Egg, cạnh một dinh thự hoành tráng do Jay Gatsby làm chủ. Anh này là một triệu phú bí ẩn thường xuyên tổ chức các bữa tiệc cho quan khách nhưng bản thân mình lại không tham gia cùng họ.

Một lần nọ Nick được mời đến ăn tối ở East Egg cùng gia đình người chị họ Daisy và chồng, Tom Buchanan, cũng là người quen biết của Nick thời đại học. Họ giới thiệu Nick với cô Jordan Baker, một golf thủ trẻ thành công, và hai người bắt đầu mối quan hệ hẹn hò. Jordan cũng tiết lộ cho Nick biết Tom có cô nhân tình tên Myrtle Wilson, dù cô này đã có gia đình. Vợ chồng Wilson mở một trạm xăng ở vùng "valley of ashes", khu vực khá hẻo lánh của tầng lớp lao động. Một dịp khác, Nick đến căn hộ riêng của Tom và Myrtle tại New York để tham gia bữa tiệc nhỏ, tại đây đã xảy ra trận cãi cọ liên quan đến Daisy, Tom và Myrtle xung đột và kết cuộc là Tom đấm vỡ mũi Myrtle.

Cũng mùa hè năm đó, Nick nhận được lời mời dự tiệc từ Gatsby, trong bữa tiệc này Gatsby đã thổ lộ với Jordan Baker một bí mật mà sau đó Nick biết được rằng Gatsby đã đem lòng yêu Daisy (Buchanan) từ lần đầu tiên gặp gỡ trong thời kỳ Gatsby đi lính. Tuy nhiên thuở đó Gatsby chỉ là anh chàng nhà quê tay trắng, không có điều kiện tài chính để lo cho cô. Gatsby đã quyết tâm bằng mọi cách làm giàu hòng lấy được Daisy. Gatsby liên tục tổ chức tiệc tùng với hy vọng sẽ được Daisy chú ý đến nhưng không thành công. Sau đó, Gatsby lên một kế hoạch là nhờ Nick mời Daisy đến nhà Nick dự một bữa tiệc trà nhỏ mà không tiết lộ cho ai biết là Gatsby sẽ có mặt. Đúng như dự tính, Gatsby được tái ngộ với người trong mộng, anh cho Daisy nhìn thấy gia sản đồ sộ của mình, và sau phút bỡ ngỡ ban đầu hai người đã nhanh chóng vun đắp tình cảm.

Nick và Gatsby dần dần trở nên thân thiết hơn, qua đó anh biết được nhiều chuyện đời tư của Gatsby. Vốn tên là James Gatz, xuất thân trong gia đình nông dân, cảnh sống bấp bênh. Lên 17 tuổi James Gatz đổi tên thành Jay Gatsby và cũng trong thời gian này Gatsby gặp được Dan Cody, người dẫn dắt Gatsby thấy được tiềm năng, định hình tương lai và quyết tâm làm nên sự nghiệp cho chính mình. Từ đó Gatsby mới có được ngày hôm nay.

Một dịp khác, vợ chồng Daisy - Tom đến nhà Gatsby dự tiệc. Tom với bản tính háo sắc, đi tán tỉnh các cô khác, trong khi đó Gatsby và Daisy dắt nhau vào sân nhà Nick để có khoảng thời gian riêng tư bên nhau, Nick giữ vai trò canh cửa cho hai người. Sau đó Nick biết được tâm tư Gatsby, anh ta quyết tâm đoạt lại quá khứ có Daisy vì cả cuộc đời Gatsby đi gây dựng cơ ngơi, gia sản này cũng vì để có được người đẹp. Đối với Gatsby đó là cả lý tưởng sống.

Vào một ngày hè định mệnh, Nick cùng Gatsby đến East Egg dự tiệc tại cơ ngơi nhà Buchanan. Lúc này Tom đã có hoài nghi về tình cảm giữa Gatsby và vợ mình. Vì trời quá nóng bức, Daisy đề nghị cả nhóm lái xe vào thành phố nghỉ mát. Thế là Gatsby và Daisy đi chung một xe; Nick, Jordan và Tom một xe. Trên đường đi mọi người ghé đổ xăng tại trạm xăng vợ chồng Wilson và được biết Wilson đã phát hiện ra vợ mình ngoại tình với ai đó (chứ không biết đó là Tom) nên đang lên kế hoạch chuyển nhà đi xa. Tình thế này đẩy Tom vào hoàn cảnh hụt hẫng vì sắp mất cả vợ lẫn nhân tình.

Cả nhóm đến khách sạn - nhà hàng Plaza ăn và uống rượu thỏa thuê. Tom phát hiện ra mối quan hệ thân thiết quá mức giữa đôi Daisy - Gatsby, anh ta lồng lộn lên và hằn học cho Daisy biết Gatsby giàu lên nhờ buôn lậu và bao phi vụ mờ ám khác, còn Tom thuộc dòng dõi Buchanan là tầng lớp thượng lưu với tài sản dồi dào từ bao đời nay. Anh ta ra lệnh mọi người lái xe về nhà để trước mặt mọi người anh ta sẽ dùng gia sản kếch sù của mình mà giữ lại Daisy.

Trên đường về, Nick, Tom và Jordan (đi chung xe) phát hiện có vụ tai nạn ngay trạm xăng nhà Myrtle Wilson, cả ba người đến xem xét thì phát hiện ra Myrtle đã chết vì xe tông, mà xe đó chính là xe của Gatsby. Về đến East Egg, qua vài câu hỏi, Nick biết được người cầm tay lái tông vào Myrtle chính là Daisy chứ không phải Gatsby nhưng Gatsby vẫn khăng khăng nhận hết lỗi về phía mình. Sau vụ tai nạn, George Wilson, chồng Myrtle, đã gặp Tom chất vấn, sau khi biết được người ngồi trong chiếc xe gây tai nạn là Gatsby thì anh ta tức tốc đến dinh thự nhà Gatsby, giết Gatsby và tự sát.

Sau thảm họa đó, đám tang của Gatsby chỉ có mình Nick lo liệu. Trong buổi chôn cất chỉ có vỏn vẹn Nick, cha Gatsby, mấy gia nhân và cha nhà thờ.

Trạm Đọc tổng hợp

Tags: