Cô thường chuẩn bị một bài thuyết trình PowerPoint và luôn dừng lại ở một bức ảnh chụp cô, mẹ và anh trai mình.
Kate hỏi các em nhỏ: “Ai còn thiếu trong bức ảnh này?” và đám trẻ sẽ trả lời: “Bố!”
Các tác phẩm thiếu nhi của DiCamillo gồm nhiều thể loại và độ tuổi, từ truyện tranh đến tiểu thuyết chương hồi, thường xoay quanh chủ đề mất mát, sự vắng mặt của cha mẹ, và cuối cùng là hy vọng.
Cô là một trong sáu nhà văn từng hai lần giành Huy chương Newbery danh giá: với (2004) — câu chuyện kỳ ảo về chuyến phiêu lưu của một chú chuột nhỏ đi giải cứu “The Tale of Despereaux”công chúa, và “Flora & Ulysses” (2014) — câu chuyện kỳ quặc về một cô bé, một chiếc máy hút bụi và một chú sóc.
DiCamillo chia sẻ:
“Dù bạn có cố ý hay không, khi kể chuyện, bạn luôn bộc lộ bản thân mình. Tôi nghĩ mình đã ngày càng cởi mở hơn với mỗi cuốn sách mới. Tôi nhớ nhà văn Katherine Paterson ( với tác phẩm “Bridge to Terabithia”) từng nói: 'Muốn viết văn, trái tim bạn phải thật mềm mại, nhưng da phải dày như da tê giác.'”
Trong tác phẩm mới nhất “Raymie Nightingale”, cô kể về một cô bé đầy lo âu, nuôi mộng trở thành hoa hậu với hy vọng mong manh kéo người cha đã bỏ đi trở về từ tay một cô nhân viên vệ sinh răng miệng.
Dù là tác phẩm hư cấu, nhưng với DiCamillo, nó là “câu chuyện chân thật nhất của trái tim mình.”
“Bố tôi rời đi khi tôi mới sáu tuổi. Và hầu như mọi câu chuyện tôi viết đều xoay quanh nỗi mất mát đó. Nhưng phần lớn các truyện trước đây thường là mẹ biến mất. Lần này, tôi đối diện trực tiếp với nỗi đau, có lẽ vì sau khi đứng trước hàng nghìn đứa trẻ và nói ra sự thật, tôi đã đủ can đảm để đưa sự thật ấy vào trang sách. Các bạn hiểu ý tôi chứ?”
Ban đầu, DiCamillo định viết một câu chuyện hài về một đứa trẻ vụng về đi thi hoa hậu. Nhưng khi viết, cô tự hỏi: “Vì sao cô bé ấy lại thi? À, vì muốn cha quay về.” Và rồi, cô nhận ra mình đang kể lại câu chuyện thật của chính mình.
DiCamillo và từng tham gia cuộc thi Little Miss Orange Blossom năm 8 tuổi — nhưng không chiến thắng và cô thấy cuộc thi ấy không dành cho mình mà cô hợp với một góc nhỏ yên tĩnh và những cuốn sách hơn.
Trong quá trình trưởng thành, DiCamillo làm đủ mọi công việc nhưng trong lòng cô luôn giữ ước mơ trở thành nhà văn. Một lần tình cờ tìm được việc tại một kho sách khiến cô thấy rằng mình không nên trì hoãn việc viết lách nứa.
“Tôi được phân công ở tầng ba của kho, nơi toàn là sách thiếu nhi. Ban đầu tôi không định viết cho trẻ em, nhưng đọc những cuốn sách ấy, tôi yêu luôn tiểu thuyết thiếu nhi — bởi sự hài hước, niềm hy vọng và gần gũi trong đó. Đến một lúc, khi yêu một câu chuyện quá nhiều, bạn sẽ muốn kể lại những câu chuyện của riêng mình.”
Ngay trước sinh nhật tuổi 30, DiCamillo bắt đầu nghiêm túc viết. Trong sáu năm, cô nhận về 473 lá thư từ chối trước khi ký được hợp đồng xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay “Because of Winn-Dixie” (Bởi vì Winn-Dixie), sáng tác giữa mùa đông khắc nghiệt ở Minnesota, khi cô đang nhớ quê nhà Florida.
“Tôi không có tiền và điều kiện để quay về Florida. Đây cũng là lần đầu tiên tôi sống lâu như vậy mà không có một chú chó nào bên cạnh. Thế nên tiềm thức đã tạo ra Winn-Dixie.”
Cô kể tiếp: “Đó là một cuốn sách chất chứa nỗi khao khát. Khi đó, tôi nghĩ nếu may mắn, tôi sẽ bán được 5.000 bản, và thế là có cơ hội viết tiếp cuốn khác. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra: giáo viên đọc sách cho học sinh nghe, thư viện giới thiệu sách, và cuốn sách đã thay đổi cả cuộc đời tôi.”
DiCamillo thường hỏi lũ trẻ đoán xem cô bị từ chối bao nhiêu lần.
“Chúng đoán 5, 10 lần, rồi hào hứng nói 50 lần. Tôi chỉ biết lắc đầu. Và luôn có một đứa trẻ hỏi: ‘Sao cô không bỏ cuộc?’”
Cô đáp: “Cô không thể kiểm soát việc mình có tài năng hay không, nhưng cô có thể kiểm soát việc mình tiếp tục cố gắng.”
Trước đây, cô từng mất 10 năm chỉ để... nói về chuyện viết lách, mà không thực sự viết.
“Nghịch lý thay khoảng thời gian đó lại chính là động lực khiến tôi không muốn quay lại làm người chỉ biết nói suông.”
DiCamillo thừa nhận sự ngần ngại trong cô đến từ nỗi lười biếng và sợ hãi — “và hai điều đó vẫn còn ở đó cho tới bây giờ.”
Mười bảy năm sau khi ra mắt, “Because of Winn-Dixie” vẫn là cuốn sách gối đầu giường của thế hệ Millennial Mỹ.
DiCamillo từng cố gắng lặp lại thành công ấy “để mọi người tiếp tục yêu mình”, nhưng thất bại ê chề.
Cô nhận ra: “Đó không phải cách để viết. Không thể viết chỉ để làm hài lòng mọi người. Nếu muốn tồn tại với nghề này, tôi phải viết thật sự từ trái tim mình.” Và thế là “Despereaux” ra đời.
DiCamillo thường chỉ tập trung hoàn thành một bản thảo trước khi bắt tay vào ý tưởng mới. Cô thường viết từ 8 đến 9 bản thảo cho mỗi cuốn sách, ngoại lệ duy nhất là “The Miraculous Journey of Edward Tulane” (Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Edward Tulane), “như thể chính câu chuyện tự dẫn dắt tôi.”
Gần đây, cô đếm lại thời gian dành cho việc đọc và viết.
“Kết quả làm tôi sốc. Tôi chỉ viết khoảng 12–15 tiếng mỗi tuần, nhưng đọc sách thì tới 35–40 tiếng.”
Khi cảm thấy áy náy vì đọc quá nhiều, cô tự nhủ: “Đọc chính là công việc của mình.”
Khoảng 70–80% sách cô đọc là tiểu thuyết dành cho người lớn. Phần còn lại là những cuốn sách thiếu nhi từng lay động trái tim cô hoặc những tác phẩm mới trong văn học thiếu nhi.
Chính sự chiêm nghiệm này khiến văn phong của DiCamillo mang âm hưởng cổ điển, giống các tác phẩm thiếu nhi thời Victoria hoặc Edward — nơi thế giới loài vật biết nói và những cuộc phiêu lưu đậm chất riêng tư.
Nỗi nhớ nhà, nhớ cảm giác an toàn và ấm áp, theo cô, là động lực viết lách của hầu hết các nhà văn.
Những chú chó, thỏ và chuột lạc loài xuất hiện dày đặc trong truyện của cô như cách để cô kết nối lại với đứa trẻ trong mình.
- Trạm Đọc tổng hợp