Gần như mọi người trên thế giới đều trải qua loại cảm giác này vào một thời điểm nào đó – cảm giác nhức nhối rằng bạn không phù hợp với môi trường xung quanh, rằng bạn đang bị coi là kẻ xâm phạm. Nhưng đối với những người bị coi là khác biệt – dù là do chủng tộc, sắc tộc, kích thước cơ thể, giới tính, xu hướng tính dục, sự khuyết tật, sự khác biệt về thần kinh hoặc do bất kỳ điều gì khác, bất kỳ sự kết hợp nào của những điều kể trên - những cảm giác đó không chỉ xuất hiện rồi biến mất, mà chúng có thể rất mãnh liệt và dai dẳng. Sống chung với cảm giác khác biệt đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều. Quá trình cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách đối phó với cảm giác này có thế khá gian nan, nếu không muốn nói là cực kỳ khó khăn.
Hầu hết những ký ức đầu tiên của tôi về cảm giác khác biệt không liên quan gì đến việc tôi là người da đen. Trong khu phố nơi tôi lớn lên, về cơ bản thì màu da của tôi không phải là điều đáng chú ý. Tôi theo học tại một ngôi trường có học sinh đa dạng với nhiều hoàn cảnh khác nhau, và dường như sự đa dạng đã tạo ra một môi trường để chúng tôi được là chính mình.
Nhưng điều đáng nói là tôi rất cao, và chiều cao của tôi đã trở thành một điểm khác biệt mà tôi phải chịu đựng. Chiều cao khiến tôi nổi bật. Tôi được gán nhãn “cao" ngay từ bé và đặc điểm này gắn bó với tôi cho đến tận bây giờ. Đó không phải là điều tôi có thể thay đổi hoặc có thể che giấu về bản thân mình. Tôi đã đến trường với chiều cao nổi trội trong ngày đầu tiên đi học mẫu giáo và chiều cao này tiếp tục tăng lên kể từ lúc đó rồi dừng lại ở con số một mét tám vào năm tôi được khoảng mười sáu tuổi.
[...] Tuy nhiên, sự kết hợp giữa chiều cao và sức mạnh của tôi không hề giống một lợi thế mà lại giống một gánh nặng. Là một cô gái, tôi không hiểu được mình phải làm gì với sức vóc của mình. Tôi nhớ đã xem Olympic năm 1976 và vô cùng ngưỡng mộ vận động viên thể dục dụng cụ người Romania Nadia Comăneci, cô gái đã khiến mọi người kinh ngạc khi trở thành vận động viên đầu tiên giành được điểm mười tuyệt đối trong phần dự thi thể dục dụng cụ với động tác nhào lộn hoàn hảo trên xà lệch. Không chỉ vậy, cô còn tiếp tục đạt được sáu điểm mười nữa ở các hạng mục xà lệch và cầu thăng bằng, đồng thời giành luôn huy chương vàng toàn năng. Sức mạnh của cô ấy khiến tôi kinh ngạc và sự đĩnh đạc của cô ấy cuốn hút tôi. Khi theo dõi cách cô ấy dũng cảm theo đuổi sự hoàn hảo, tôi cảm thấy trong lòng nôn nao một cảm xúc khó tả. Trước khi Nadia Comăneci xuất hiện, điểm mười tuyệt đối tại Olympic chỉ là một ý tưởng để hướng tới, một mục tiêu phù du không hơn không kém. Nhưng cô ấy đã xác lập một cấp độ xuất sắc hoàn toàn mới khi chứng minh rằng điểm mười đó là điều có thể đạt được. Thành tích của Nadia trong thế giới thể thao cũng tương đương với việc đặt chân lên mặt trăng.
Thậm chí còn hơn thế, vì Nadia đạt thành tích ở Olympic khi chỉ mới mười bốn tuổi. Nói chính xác thì lúc đó cô ấy mười bốn tuổi rưỡi, còn tôi được mười hai tuổi rưỡi. Sự chênh lệch độ tuổi này đã khích lệ tinh thần tôi. Thậm chí, dù chưa bao giờ thử tập thể dục dụng cụ nhưng tôi đã nghĩ điều quan trọng là mình có trọn vẹn hai năm luyện tập để có được vóc dáng tương tự Nadia, để xoa lên tay một ít bột trắng' và tiến bước vào đấu trường quốc tế. Nadia đã trở thành chuẩn mực mới của tôi về tuổi tác. Khi ấy, tất cả những gì tôi có thể nghĩ là “Được rồi, mười bốn tuổi rưỡi trông như thế đó".
Thế là tôi quyết định theo đuổi môn thể dục dụng cụ vì nghĩ mình cũng sẽ đạt thành tích giống như Nadia.
Với sự ủng hộ của mẹ, tôi đăng ký các lớp học “nhào lộn" mỗi tuần một lần tại phòng tập Mayfair Academy, nơi tôi thường học khiêu vũ. Một vũ công kiêm biên đạo người Mỹ gốc Phi thành công ở khu South Side đã lập ra Mayfair Academy vào cuối thập niên 1950 vì muốn mang đến cho trẻ em trong cộng đồng của mình cơ hội tiếp cận với bộ môn khiêu vũ và chuyển động mà anh ấy từng thấy ở những khu dân cư giàu có của người da trắng ở phía bắc. Có thể xem phòng tập nhỏ đó là lựa chọn tốt nhất để tập thể dục dụng cụ ở khu South Side, nhưng nó không được trang bị đặc biệt cho môn thể thao này, điều đó nghĩa là không có cầu thăng bằng hoặc thảm trải sàn, không có huấn luyện viên hoặc nệm bảo hộ, không có cả bục bật nhảy lẫn thanh xà. Chỉ có một tấm thảm tập duy nhất để tôi và khoảng mười Nadia-tương-lai khác có thể tập nhào lộn và xoạc chân trên đó.
Gần như suốt cả năm học, tôi đã chăm chỉ tập các động tác trồng cây chuối, nhào lộn và xoay tròn. Tuy nhiên, rất hiếm khi tôi thực hiện thành công động tác lộn người ngược về phía sau. Dường như trọng lượng cơ thể tôi đã được phân bổ theo hướng khiến tôi gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thực hiện động tác đó. Tôi thường bị mắc kẹt suốt năm phút trong tư thế kỳ quặc khi cơ thể uốn cong về phía sau, hai cánh tay run rẩy còn đôi chân dài ngoằng thì có đá lên phía trên, hiếm khi tìm được sức bật hoặc điểm tựa thích hợp để kết thúc động tác. Rốt cuộc, tôi thường ngã ngửa xuống sàn nhà.
Tôi bắt đầu cảm thấy hơi lạc lõng giữa những bạn học nhào lộn của mình. Tôi càng nản lòng hơn khi thấy những đứa trẻ mới vào lớp - hầu hết là các cô gái có thân hình nhỏ nhắn, thấp hơn tôi ít nhất mười lăm xăng-ti-mét mặc những bộ đồ tập mới mua và nhanh chóng thành thạo những kỹ năng mà tôi không thể thực hiện.
Tôi có chút xấu hổ. Sau đó, tôi bắt đầu mất tinh thần.
Cuối cùng, khi phải thừa nhận rằng mình không thể đạt được thành tích như Nadia, tôi chính thức giã từ môn thể dục dụng cụ ở tuổi mười ba.
Tôi không phải là Nadia. Tôi không bao giờ có thể trở thành Nadia.
Sự thật là tôi không được sinh ra để trở thành một người như Nadia. Trọng tâm cơ thể của tôi quá cao còn chân tay lại quá dài nên không thể thực hiện tất cả các động tác và xoay người đúng tư thế. Bất kể tôi đã quyết tâm như thế nào, bất kể chuỗi điểm mười tuyệt đối của Nadia đã khơi dậy động lực mạnh mẽ trong tôi – khơi dậy niềm khao khát chứng tỏ bản thân, một cảm giác rằng tôi cũng có khả năng làm được những điều phi thường – đơn giản là tôi cao đến mức không thể thành công trong môn thể dục dụng cụ. Hơn nữa, có lẽ tôi sẽ khiến nhà mình phá sản nếu cứ có tìm cách tiếp cận các thiết bị chuyên dụng cũng như sự huấn luyện cần thiết để theo đuổi con đường vận động viên chuyên nghiệp. Tôi đã chọn được một tấm gương tốt, nhưng đó là một con đường bất khả thi.
Vậy tôi phải làm gì với sức mạnh của mình đây? Tôi là một đứa trẻ mạnh mẽ trong một gia đình mạnh mẽ, nhưng dẫu sao thì “mạnh mẽ” cũng không phải là đặc điểm thường gắn liền với các cô gái, không phải theo nghĩa tích cực. Ở thời đó, người ta không coi sự mạnh mẽ là điều mà các cô gái cần trân trọng hay phát huy. Tôi có một thân hình cao lớn, một cá tính mạnh mẽ và một nghị lực phi thường, nhưng những thứ đó dường như không được đánh giá cao ở bất cứ đâu ngoài ngôi nhà thân thương của chúng tôi. Cảm giác như sức mạnh của tôi là một thứ gì đó mà tôi phải kìm nén hoặc giấu kín.
Quan trong hơn là tôi không biết mình có những lựa chọn nào. Tôi không thể dễ dàng tìm được nhiều tấm gương tốt để noi theo. Tôi đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những bộ môn khác để thể hiện sức mạnh của mình. Khu phố của tôi không có giát bóng đá hay bông mềm nào dành cho nữ (ít nhất là theo những gì tôi biết vào lúc đó). Tôi không dễ dàng tiếp cận được các thiết bị hay bài tập dành cho môn quần vợt. Tôi có thể tìm một đội bóng có để tham gia, nhưng bản năng của tôi đã phản đối điều đó.
(Lại là tâm lý chán ghét bản thân.) Tôi không muốn chơi một môn thể thao thường gắn liền với các cô gái cao lớn vì tôi cảm thấy đó là một sự nhượng bộ.
Hãy nhớ rằng đó là một thời điểm rất khác với bây giờ. Thời đó chưa có Venus và Serena', chưa có Maya Moore, chưa có WNBA, cũng chưa có giải đấu bóng đá hay Venus và Serena Williams là cặp chị em vận động viên thành công nhất lịch sử quần vợt. Cả hai đều từng xếp hạng số một thế giới trong làng quần vợt và có hàng chục danh hiệu Grand Slam đơn lẫn đội.
[...] Hồi còn nhỏ, tôi đã phấn đấu trở thành một kiểu người nào đó mà chính tôi cũng không thể xác định rõ. Ngoài Nadia, hình mẫu lý tưởng của tôi là Mary Tyler Moore', Stevie Wonder², và José Cardenal, một cầu thủ sản ngoài của đội Chicago Cubs³. Tôi nghĩ nếu kết hợp tất cả những nhân vật này lại với nhau, có lẽ bạn sẽ hình dung được một kiểu người gản giống với người tôi muốn trở thành, nhưng bạn phải có tưởng tượng nhiều lắm thì mới hình dung ra được.
Tôi đã cố gắng tìm kiếm những tấm gương tốt, bất kỳ ai giống tôi dù chỉ một chút, bất kỳ ai có thể truyền cảm hứng và cho tôi thấy tôi có thể đạt được những gì: Được rồi, đó là diện mạo của một phụ nữ thành đạt. Đó là hình mẫu của một nữ lãnh đạo quyền lực. Đó là thành tích mà một vận động viên da đen có thể đạt được bằng sức mạnh của cô ấy.
Thật khó có thể mơ ước về những thứ không rõ ràng trong cuộc sống. Khi bạn nhìn xung quanh và không tìm thấy bất kỳ phiên bản nào của chính mình trong thế giới rộng lớn ngoài kia, khi bạn tìm kiếm khắp nơi và nhận ra không ai giống mình, bạn bắt đầu cảm thấy một nỗi cô đơn bao trùm, cảm thấy bạn không phù hợp với kỳ vọng, mục tiêu và sức mạnh của chính mình. Bạn bắt đầu tự hỏi mình sẽ thuộc về nơi nào và bằng cách nào.
[...] Cảm giác tự ti này gần như là một giai đoạn phát triển một điều gì đó mà chúng ta phải chịu đựng, học hỏi và cố gắng vượt qua. Nhưng đối với nhiều người, cảm giác không thể hòa nhập và phải tồn tại bên ngoài những chuẩn mực được đặt ra cho mình thường ăn sâu vào tâm trí họ cho đến tuổi trưởng thành.
Mình có thuộc về nơi này không?
Người khác nghĩ gì về mình?
Mình được nhìn nhận như thế nào?
Chúng ta tự hỏi những câu này và đôi khi sẽ điều chỉnh bản thân theo nhiều cách khác nhau để có được câu trả lời không gây tổn thương. Chúng ta điều chỉnh, che giấu và bù đắp để khiến sự khác biệt của bản thân tuân theo các chuẩn mực của môi trường mà chúng ta sống. Chúng ta dũng cảm thể hiện bản thân theo những cách khác nhau trong những tình huống khác nhau, hy vọng cảm thấy an toàn hơn hoặc tiến gần hơn đến cảm giác thuộc về một nơi nào đó, nhưng chúng ta vẫn không bao giờ cảm thấy hoàn toàn là chính mình.
Bạn có thể dễ dàng cho rằng sự khác biệt của bạn là phản dễ thấy nhất trong con người bạn, là điều mà người ta nhận thấy trước nhất và ghi nhớ lâu nhất về bạn. Đôi khi điều này hoàn toàn đúng, nhưng đôi khi lại không phải vậy. Vấn đề là bạn hiếm khi biết được giả định đó đúng hay sai. Bạn chỉ có thể tiếp tục sống cuộc sống của mình, bất kể ra sao. Thế nhưng khi bắt đầu chú ý đến đánh giá của người khác, bạn sẽ bị phân tâm. Đây là một dấu hiệu của sự tự ti, khi bạn không chỉ nghĩ về bản thân mà còn tưởng tượng người khác đang nghĩ gì về bạn. Điều này cũng có thể dẫn đến việc bạn tự làm khó mình, vì bây giờ đột nhiên bạn cũng bắt đầu nhận thấy sự khác biệt của mình trước tiên. Thay vì tập trung giải bài toán trên bảng, bạn lại lo lắng về ngoại hình của mình. Khi giơ tay để đặt câu hỏi trong lớp, bạn cũng tự hỏi giọng nói của mình nghe như thế nào trong một căn phòng đầy những người không giống mình. Khi chuẩn bị tham gia một cuộc họp với sếp của mình, bạn thường đoán già đoán non về ăn tượng mà mình sẽ tạo ra, băn khoăn về độ dài của chiếc váy và việc có nên tô son hay không.
Bạn bắt đầu mang theo gánh nặng của cái mác mà người khác gắn cho bạn, bất kể đó là cái mác gì. Sự khác biệt gắn liền với bạn như một biểu tượng thu hút sự chú ý.
Tất cả những điều đó tạo ra thêm gánh nặng và sự phân tâm. Nó khiến bạn phải suy nghĩ nhiều hơn mức cần thiết về các tình huống bình thường đối với người khác nhưng lại tiêu tốn năng lượng tinh thần đối với bạn. Bạn có thể cảm thấy như thế giới đã âm thầm chia làm hai nhóm ngay trước mắt bạn: những người phải suy nghĩ nhiều hơn và những người có thể suy nghĩ ít hơn.
[...] Không ai có thể làm con cảm thấy tồi tệ nếu con cảm thấy hài lòng về bản thân. Tôi đã mất nhiều năm để thấm nhuần lời dạy này của cha và áp dụng nó vào cuộc sống của mình. Hành trình xây dựng sự tự tin của tôi là cả một quá trình chuyển đổi từng chút một theo thời gian. Tôi đã dần học được cách tự hào về sự khác biệt của mình.
Ở một mức độ nào đó, quá trình này bắt đầu bằng việc chấp nhận. Có một dạo tôi đã quen với chuyện mình là cô gái cao nhất trong lớp ở trường tiểu học. Bởi vì thật sự tôi còn lựa chọn nào khác đâu chứ? Sau khi lên đại học, tôi đã phải điều chỉnh để quen với chuyện mình là “người duy nhất" trong lớp và trong các sự kiện của trường. Một lần nữa, tôi thật sự không còn lựa chọn nào khác. Theo thời gian, tôi dần thích nghi với những môi trường mà nam giới chiếm đa số và thường có tiếng nói hơn nữ giới. Đó chỉ đơn giản là những môi trường phổ biến trong thực tế. Và tôi bắt đầu nhận ra rằng nếu muốn tạo ra chuyển đổi tích cực ở những nơi đó – nghĩa là tạo ra một môi trường hòa nhập và cởi mở hơn với các quan điểm hoặc bản sắc khác nhau, cho chính tôi và cho bất kỳ ai phải đối mặt với hoàn cảnh tương tự – thì trước tiên tôi phải tìm được bản sắc của riêng mình, thiết lập được sự tự tin vững chắc của mình. Tôi đã học được cách tự hào về sự khác biệt của mình thay vì che giấu nó.
Tôi không thể đầu hàng hoặc trốn tránh những tình huống khó khăn. Tôi đã phải học cách sợ hãi một cách thoải mái hơn nữa, vì nếu không muốn bỏ cuộc thì tôi phải tiếp tục tiến bước. Cuộc đời của cha tôi chính là một tấm gương giúp tôi hiểu rõ rằng chúng ta sẽ mang theo những gì mình có và tiến về phía trước. Bạn tìm kiếm các công cụ của mình, điều chỉnh khi cần thiết và tiếp tục tiến lên. Bạn không bao giờ bỏ cuộc, bất chấp có bao nhiêu trở ngại đang chờ bạn.
Bài viết được trích lược từ cuốn Ánh sánh trong ta của tác giả Michelle Obama, do First News chuyển ngữ phát hành tại Việt Nam.