10 hiệu sách cổ nổi tiếng thế giới
10 hiệu sách cổ nổi tiếng thế giới
Trạm Đọc mời bạn ghé thăm 10 nơi trú ẩn lâu đời và thú vị của các mọt sách trên toàn thế giới.

1. Shakespears and Company (Pháp)

 


Bắt đầu mở cửa phục vụ từ năm 1951, cửa hiệu này mang dáng dấp của một hiệu sách mang phong cách Hemingway. Từ ngày đầu mở cửa, hiệu sách đã trở thành nơi trú chân lí tưởng cho các nhà văn nhà thơ.

 

Sylvia Whitman - con gái của người sáng lập và chủ cửa hiệu này cũng bày tỏ: “Cha tôi luôn khao khát được chia sẻ một không gian nơi mà giới nghệ sĩ văn chương có thể tìm đến để luận bàn, được đắm chìm trong sách.”

 

2. Eslite Dunnan Store (Đài Bắc, Đài Loan)

 


Lần đầu mở cửa vào năm 1999, cửa hiệu đã khuấy động sự tươi vui, mới mẻ của thành phố Đài Bắc bằng việc mở cửa phục vụ khách hàng 24 giờ một ngày.

 

Hiệu sách có diện tích 17,000 mét vuông này đem đến một làn gió mới cho khu dân cư nơi đây với những cuốn sách và ấn phẩm đa dạng ngôn ngữ.

 

Vì đạt được sự thành công vang dội ngoài mong đợi nên không lâu sau đó, hai chi nhánh của Eslite đã được mở thêm ở thủ đô Bắc Kinh.

 

3. Al Ateneo (Buenoes Aires, Argentina)

 


Vào năm 1929, tòa nhà này được thiết kế để dùng làm rạp hát và phải đến những năm đầu của thế kỉ 21 mới được phục chế lại thành một hiệu sách.

 

Al Ateneo mang phong cách kiến trúc trang trí theo kiểu cổ xưa trong một không gian rộng có quy mô hoành tráng.

 

4. Librairie Avant-Garde (Nam Kinh, Trung Quốc)

 


Một điều đặc biệt là hiệu sách này được đặt bên trong một bãi đỗ xe cỡ lớn từng được sử dụng như hầm trú ẩn thời chiến.

 

Cửa hiệu phục vụ bạn đọc như một thư viện công cộng với hơn 300 chiếc ghế ngồi và không gian yên tĩnh, rộng rãi để cho bạn có thể tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian đọc sách của mình.

 

Ông Qian Xiao Hua, chủ hiệu sách có chia sẻ: “Một hiệu sách tốt về căn bản phải cung cấp được cho người ta không gian, tầm nhìn và phải được nuôi dưỡng bằng tinh thần nhân đạo của nó. Đó phải là nơi để con người có thể thỏa sức mơ mộng với nguồn tri thức bao la của nhân loại.”

 

5. Assouline Venezia (Venice, Italy)

 


Nằm dưới tầng trệt của khách sạn Bauer, hiệu sách được nhà xuất bản danh tiếng Assouline thiết kế theo một phong cách kiến trúc thẩm mĩ độc đáo.

 

Hiệu sách nổi tiếng với những bộ sưu tập sách hiếm về thời trang, kiến trúc, du lịch và phong cách sống.

 

6. Livraria Lello (Porto, Bồ Đào Nha)

 


Hiệu sách được thiết kế xây dựng bởi kiến trúc sư Xavier Esteves vào năm 1869, trải qua hơn một thế kỉ vẫn giữ được vị trí là một hiệu sách đẹp nhất thế giới với phong cách kiến trúc tân Gothic.

 

7. Boekhandel Dominicanen (Maastricht, Hà Lan)

 


Được xây dựng từ thế kỉ 13 như một nhà thờ Dominica cổ xưa và phải đến năm 2006 mới được phục chế lại thiết kế để trở thành một hiệu sách.

 

Ít ai biết được rằng trước khi có được một cửa hiệu mang phong cách Gothic đặc trưng và nhiều tính thẩm mĩ như bây giờ, nó đã từng là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc của thành phố Maastricht, các ngày hội dành cho trẻ em và còn là nơi để giết mổ cừu.

 

8. Powell’s City of Books (Portland, Oregon)

 


Du khách nên chuẩn bị tinh thần dành tới hai đến ba ngày để được lạc vào trong một thiên đường sách đầy mê hoặc này.

 

Trên mỗi kệ sách, những ấn phẩm mới hay cũ của từng cuốn sách đều được để sát cạnh nhau để khách hàng có thể thuận tiện trong việc chọn lựa sách phù hợp với nhu cầu hay túi tiền của mình.

 

Trên trang web online của cửa hiệu, bạn sẽ cảm thấy thật sự bị ấn tượng với niềm đam mê sách và mong muốn cải thiện văn hóa đọc phổ cập đại chúng của nhân viên làm việc ở đây.

 

9. Books for Cooks ( Melbourne, Australia)

 

 

Nằm ẩn mình một góc trong một khu phố thú vị nhất của Melbourne, cửa hiệu này là hiệu sách duy nhất ở Australia chuyên về sách ẩm thực và nấu nướng.

 

Ông Tim White - chủ hiệu sách chia sẻ: “Bạn đọc đến mua sách chỗ chúng tôi thường là đầu bếp, những người yêu nấu ăn và sành về ẩm thực. Chúng tôi phân loại danh mục của hơn 40,000 cuốn sách dạy nấu ăn và mỗi ngày nhập thêm về kho 30,000 cuốn nữa.”

 

10. Strand (New York)

 

 

Trong 48 hiệu sách đã từng được đặt tên theo quận của chúng, chỉ còn cửa hiệu này vẫn còn trụ lại được theo thời gian. Sau khi được chuyển địa điểm tới Boardway và đường thứ 12, hiệu sách đến giờ đã nhập thêm 25,000,000 đầu sách bao gồm cả sách cũ, sách mới và sách hiếm.

 

Khu vực đáng chú ý nhất ở đây là Phòng sách hiếm. Giám đốc marketing của cửa hàng, ông Brianne Speber nhận định: “Sách bìa cứng và sách giấy nói chung vẫn là một trong những bộ sưu tập giá trị với người yêu sách, do vậy chúng tôi mong đợi Strand sẽ tiếp tục tận dụng được tiềm năng này để vượt mặt được Amazon.”

 

Trạm Đọc (Read Station)

Tags: