Chúng ta thường tự động ghi nhận những thông tin bổ trợ cho quan điểm của chúng ta, điều đó làm cho chúng ta không thấy được những cách khả dĩ khác. Điều này đã được làm rõ vào những năm 1960 bởi nhà tâm lý học người Anh Peter Wason, với những thí nghiệm chỉ ra rằng chúng ta ưu tiên những thông tin cùng chiều với các quan điểm của chúng ta hơn là những thông tin trái chiều, bất luận nó có đúng hay không.
Nói cách khác, chúng ta đều bị ảnh hưởng của thiên lệch xác nhận, và điều này dẫn tới những lỗi lầm.
Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn nảy ra một sáng kiến tuyệt vời về địa điểm để tổ chức bữa tiệc công ty sắp tới: trên một chiếc du thuyền! Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều đồng ý với ý kiến đó của bạn; thực tế là, cả ngày hôm đó, có ba người tới chỗ bạn để phàn nàn về khả năng rượu bị lẫn với nước, trong khi chỉ có một người tới để chúc mừng ý tưởng tuyệt vời của bạn.
Vậy mà, bởi thiên lệch xác nhận, bạn hầu như chắc chắn sẽ chỉ lưu tâm tới lời khen của một người hơn là mối lo ngại của ba người kia. Cũng không hề gì cho tới khi những đồng nghiệp của bạn say xỉn và ngã nhào trên mạn tàu!
Những nhà quản lý có thể tránh bẫy này bằng việc ý thức rằng nhân viên của họ có thể có những ý tưởng hay hơn của họ. Ví dụ như, trong một cuộc họp tại Pixar, một nhân viên đã đưa ra một đề nghị căn bản sau mà bộ phận quản lý đã không xét đến:
Thông thường, những họa sĩ cho phim hoạt hình làm việc xuyên suốt cả quá trình sản xuất phim, nhưng thường xảy ra những thay đổi không thể tránh khỏi so với kế hoạch ban đầu khiến cho họ thường xuyên phải chỉnh sửa hoạt họa, điều này mất khá nhiều thời gian.
Tuy nhiên, nếu Pixar chuyển phần việc tạo hình vào cuối của quá trình làm phim thì những họa sĩ có thể bắt đầu công việc với toàn bộ những thông tin họ cần hơn là cứ liên tục phải chỉnh sửa, điều đó sẽ giảm đáng kể lượng công việc của từng người.
Các nhà quản lý của Pixar đã nhìn ra giá trị của ý tưởng này và tiến hành làm như vậy, và điều đó cuối cùng đã đem lại thành công tuyệt vời.