Tìm ra gốc rễ của vấn đề luôn luôn là một thử thách. Vậy chiến lược tốt nhất để tìm ra nó là gì?
Một trong các cách giải quyết cực kỳ hữu ích chính là tư duy “ra ngoài chiếc hộp”.
Điều này có nghĩa là gì? Hãy cùng xem xét ví dụ sau đây.
Trong cuốn sách bán chạy Kinh tế học hài hước, các tác giả Levitt và Dubner đã xem xét các nguyên nhân khả dĩ dẫn tới sự sụt giảm mạnh số lượng các vụ bạo lực từ thập niên 90.
Nhìn vào các phân tích dữ liệu, họ tìm ra rằng sự ảnh hưởng của các nhân tố như gia tăng sự hiện diện của cảnh sát chỉ có tác động rất nhỏ lên toàn bộ sự sụt giảm này.
Vậy yếu tố còn thiếu ở đây là gì?
Tình cờ, Levitt nhớ ra một thông số về dự gia tăng mạnh mẽ số ca phá thai sau khi điều này được hợp pháp hoá trên toàn quốc kể từ những năm 70, và sau một số phân tích số liệu, ông tìm ra rằng sự việc này có liên hệ với sự sụt giảm về số vụ phạm tội.
Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thật ra có một cách giải thích rất đơn giản: khi số ca phá thai tăng lên trong thập niên 70, số lượng trẻ em ra đời không mong muốn giảm xuống, điều này nghĩa là số lượng trẻ lớn lên trong điều kiện khó khăn, một nguyên nhân thường khiến chúng đi đến con đường phạm tội, cũng giảm xuống.
Bên cạnh việc áp dụng tư duy sáng tạo ra ngoài “chiếc hộp” khi tìm hiểu gốc rễ vấn đề, bạn cũng nên chắc chắn rằng bản thân không nhầm lẫn một biểu hiện với một nguyên nhân.
Ví dụ, hãy cùng xem xét câu hỏi sau: Nguyên nhân nào dẫn tới nghèo đói?
Mới nhìn qua, câu trả lời có vẻ hiển nhiên: do thiếu tiền và thức ăn.
Tuy nhiên, nếu điều này đúng, tại sao vấn đề vẫn tiếp diễn bất chấp các nỗ lực không ngừng của chính phủ và các nhóm cứu trợ trong việc phân phối tiền bạc và thức ăn tới các khu vực nghèo đói?
Lý do là vì đói nghèo chỉ là biểu hiện của một vấn đề khác: không có nền kinh tế có thể vận hành và không có các thể chế luật pháp, xã hội và chính trị đáng tin cậy.