Rất khó để nhiều người trong số chúng ta thừa nhận họ không biết một điều gì đó. Thay vì thừa nhận sự thiếu kiến thức, chúng ta lại tự tin thái quá và vờ như mình biết dù thực tế không phải vậy.
Nói tới việc tự tin thái quá, khi được hỏi phải tự đánh giá kĩ năng lái xe của mình, khoảng 80% người trả lời đánh giá bản thân ở mức “trên trung bình”, dù đúng ra chỉ có 49,99% trong số đó được như vậy.
Ngoài ra, mọi người giả vờ có kiến thức về một lĩnh vực nào đó vì họ không muốn trông ngu ngốc. Vì vậy họ mỉm cười và gật gù đồng tình, cho dù bản thân không hiểu gì cả, hoặc lặp lại những ý kiến đã đọc qua báo chí như thể đó là ý kiến của họ.
Nhưng thực tế là việc thừa nhận bạn không biết điều gì đó cũng có cái lợi của nó.
Một mặt, nó làm tăng uy tín của bạn. Nếu bạn được biết tới là một người biết thừa nhận sự thiếu sót về kiến thức của bản thân, mọi người sẽ càng tin tưởng bạn hơn khi bạn nói rằng bạn biết điều gì đó.
Mặt khác, bằng cách nhận thức rằng bản thân chưa biết những điều chưa biết, ban có thể học hỏi để cuối cùng, tìm ra sự thật.
Các chuyên gia là một nhóm hiếm khi thừa nhận sự thiết sót kiến thức của bản thân, vì có nhiều khả năng họ sẽ bịa thông tin khi không chắc chắn. Vì thế, chúng ta nên cẩn trọng không nên tin tưởng một cách mù quáng vào họ.
Ví dụ, chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên dự đoán của các chuyên gia như khi quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu nào chẳng hạn, nhưng có nhiều lý do không nên làm vậy.
Thứ nhất, họ có động lực để ngụy tạo kiến thức: sự chính xác của các dự đoán táo bạo sẽ khiến các chuyên gia được mọi người khen ngợi trong nhiều năm, nhưng nếu những dự đoán này sai, có lẽ họ sẽ bị lãng quên.
Thứ hai, khả năng dự đoán của các chuyên gia thật ra rất tồi. Có một nghiên cứu thậm chí còn tính toán tỉ lệ chính xác trong các dự đoán của các chuyên gia trên thị trường cổ phiếu chỉ có 47.4% - còn tệ hơn cả tỉ lệ trúng khi tung đồng xu.