Khi chúng ta cố gắng giải quyết các vấn đề, phần lớn chúng ta được dẫn dắt bởi lòng tin truyền thống. Mặc dù vậy, vấn đề của những niềm tin truyền thống này lại chính là: chúng thường sai.
Ví dụ về phong trào tiêu thụ thực phẩm địa phương. Phần lớn mọi người tin rằng việc tiêu thụ thực phẩm địa phương giúp giảm thiểu các ảnh hưởng lên môi trường.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu gần đây cho thấy phong trào này thật ra có tác dụng ngược lại bởi vì các nông trại nhỏ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn việc sản xuất, điều này có tác động lớn hơn bất cứ ảnh hưởng tích cực nào tạo ra nhờ việc giảm thiểu vận chuyển.
Đây chính xác là điều chúng ta gọi là tư duy như kẻ lập dị: sử dụng số liệu thống kê làm căn cứ đặt niềm tin và ra quyết định, thay vì dựa trên sự khôn ngoan từng trải thông thường.
Nhưng điều này có tác dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? Thứ nhất, tư duy như kẻ lập dị có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
Ví dụ, hãy thử tưởng tượng bạn là một cầu thủ bóng đá chuẩn bị sút phạt để giành phần thắng trong World Cup cho đội mình.
Bạn làm thế nào để có thể tăng cơ hội ghi bàn? Nếu bạn thuận chân phải như hầu hết các cầu thủ khác, việc nhắm vào góc trái sẽ tạo ra một cú sút mạnh và chính xác hơn. Các thủ môn biết được điều này, do đó 57% số lần bắt bóng họ sẽ nhảy về phía trái của cầu thủ sút bóng, và 41% nhảy về phía phải.
Tuy nhiên, thật thú vị vì chỉ có 2% trường hợp thủ môn đứng chính giữa khung thành, do đó một cú sút thẳng ngay trung lộ sẽ có 7% thành công cao hơn so với một cú sút vào một trong hai góc.
Tuy việc tư duy như một kẻ lập dị có rất nhiều lợi thế, nó cũng có thể khiến bạn mất đi sự yêu thích của khán giả.
Ví dụ, thống kê cho thấy chỉ 17% trong số các cú sút phạt thực hiện bởi các cầu thủ chuyên nghiệp được nhắm vào chính giữa.
Tại sao ư?
Bởi vì đó là một sự vi phạm rõ ràng các quy luật thông thường. Hơn nữa, nếu thủ môn ở vị trí trung tâm và dễ dàng bắt được bóng mà không tốn chút sức nào, cầu thủ đã sút quả phạt sẽ mất hết lòng tin của người hâm mộ đã đặt vào anh ấy.
Hoặc là, ví dụ, hãy tưởng tượng khi bạn nói với một người bạn vốn chỉ thích mua thực phẩm nông nghiệp địa phương rằng phong trào tiêu dùng này thực tế đang làm tổn thương môi trường, bạn sẽ biết mình có thể được “yêu quý” thế nào.