4: Khi giải quyết một vấn đề, hãy bỏ qua những thảo luận công khai trước đó và định nghĩa lại vấn đề

Bất cứ khi nào truyền thông tập trung vào một khía cạnh duy nhất của vấn đề - ví dụ, về sắc tộc của một tội phạm - những tranh luận của họ thường định hướng công chúng vào khía cạnh đó, thay vì xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan khác.

 

Tuy nhiên, do những thảo luận như vậy có thể khiến chúng ta bỏ qua những các tiếp cận có thể đưa ra nhiều giải pháp hơn, chúng ta nên cố gắng xem xét vấn đề vượt qua ngoài tâm điểm của truyền thông.

Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng về giáo dục của Mỹ, các cuộc thảo luận đều tập trung vào khía cạnh hệ thống trường học và các chủ đề như kỹ năng của giáo viên và quy mô lớp học.

Rõ ràng là việc cải thiện hai khía cạnh trên có thể giúp cải thiện biểu hiện của trẻ em tại trường học, nhưng thực tế nhiều nghiên cứu tranh luận rằng các nhân tố như kỹ năng của giáo viên có ít ảnh hưởng hơn nhiều so với cách giáo dục của bố mẹ với con cái.

Vì vậy, cách tốt nhất chính là tập trung vào những câu hỏi như: Trẻ em đã học được gì từ bố mẹ chúng? Và, liệu một ham muốn học tập đã được hình thành trong trẻ hay chưa?

Tuy nhiên do truyền thông chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất của vấn đề - “Điều gì đang xảy ra với các trường học của chúng ta vậy?” - chúng ta đã bỏ qua những câu hỏi ban đầu như: Tại sao trẻ em Mỹ thường có ít hiểu biết hơn những đứa trẻ cùng trang lứa ở quốc gia khác? Bằng cách tập trung vào vấn đề gốc, chúng ta có thể xác định các khía cạnh khác của tình huống và đưa ra các giải pháp hiệu quả.

Ngoài việc nhìn nhận vượt ra ngoài phạm vi thảo luận, việc định nghĩa lại vấn đề đôi khi cũng có thể có ích.

Thí dụ, khi Kobi - một sinh viên người Nhật gầy gò - lần đầu bước vào cuộc thi ăn bánh mỳ kẹp xúc xích lớn nhất thế giới, không ai trong số các đối thủ coi anh ta như một nguy cơ.

Nhưng rốt cục Kobi không chỉ thắng cuộc thi. Anh ta còn ăn hết gấp đôi số lượng bánh kẹp xúc xích của kỷ lục trước đó là 50 cái!

Làm thế nào ư? Anh ta đã định nghĩa lại vấn đề - từ câu hỏi “Làm thế nào tôi có thể ăn nhiều hơn?” thành câu hỏi “Làm thế nào tôi có thể khiến món đó dễ ăn hơn?”

Nhờ vậy Kobi đã sáng tạo ra các kỹ thuật ăn mới, như nhúng phần bánh vào nước và ăn riêng, không ăn cùng xúc xích, điều hoá ra lại trở thành chìa khoá giúp anh ta thành công.