Việc tư duy như kẻ lập dị không chỉ giúp chúng ta giải quyết vấn đề mà còn khiến chúng ta vui vẻ hơn.
Bằng cách nào?
Phần lớn những lời khuyên truyền thống, có ý nghĩa nhất thật ra lại phản tác dụng khi nó liên quan tới sự hạnh phúc, do đó hãy giúp bản thân bằng cách đừng chú ý tới nó.
Đây là một câu thần chú phổ biến nhưng thật ra lại là một lời khuyên tồi: kẻ thắng cuộc không bao giờ từ bỏ, và kẻ từ bỏ không bao giờ thắng cuộc.
Tại sao đây lại là một lời khuyên tồi? Vì luôn có đủ các áp lực để phân tán chúng ta khỏi việc từ bỏ.
Kể cả khi việc từ bỏ là một lựa chọn tốt, chúng ta thường lưỡng lự trước điều đó. Có rất nhiều lý do để phản ứng như vậy.
Thứ nhất, áp lực xã hội: chúng ta được dạy rằng từ bỏ thể hiện sự yếu đuối.
Thứ hai, chi phí chìm: chúng ta càng đầu tư nhiều vào điều gì, chúng ta càng lưỡng lự trước việc từ bỏ nó. Điều này cũng được biết đến với cái tên “Ngụy biện Concorde”, đặt theo tên của chiếc máy bay siêu âm.
Tất cả những ai liên quan tới nó đều biết rằng dự án không thể thực hiện được về mặt kinh tế, nhưng lại ngần ngừ không muốn từ bỏ nó vì họ đã đầu tư quá nhiều tiền của vào đó. Kết quả là cuối cùng họ đã thiệt hại nhiều hơn rất nhiều số tiền có thể mất đi nếu như họ từ bỏ sớm hơn.
Thứ ba, chúng ta có xu hướng quên mất chi phí cơ hội: Chúng ta thường bỏ qua sự thật rằng, khi tham gia vào một việc, chúng ta cũng bỏ đi cơ hội làm một thứ khác. Mặc dù vậy, nếu chúng ta cố gắng từ bỏ những tư duy thông thường như “kẻ thắng không bao giờ từ bỏ”, chúng ta đã cho phép bản thân mình trở nên hạnh phúc hơn.
Để kiểm chứng làm thế nào một số quyết định nhất định lại tác động lên sự hạnh phúc, tác giả cuốn sách đã lập một website tại đó những người đang cần ra một quyết định khó khăn có thể tung mặt đồng xu để lựa chọn. Sau một vài tháng, những người tham gia được hỏi họ có làm theo kết quả tung đồng xu không và đo mức độ hạnh phúc của họ.
Thật ngạc nhiên là hai quyết định từ bỏ quan trọng sau lại khiến mọi người hạnh phúc hơn: chia tay người yêu và bỏ việc.
Đương nhiên, điều này không có nghĩa là mọi người nên bỏ việc hay chia tay, nhưng nó cũng cho thấy không có số liệu nào chứng minh việc từ bỏ lại dẫn tới sự đau khổ.