4. Trong thực tế, những cải cách của liệu pháp sốc kinh tế thường đi đôi với sự đàn áp của nhà nước độc tài

Nhưng chỉ gây sốc về mặt kinh tế là chưa đủ để các cử tri kiến nghị thay đổi chính sách trong quá trình cải cách. Để dẹp cơn thịnh nộ không thể tránh khỏi của cộng đồng đối với tình trạng thất nghiệp, mất kiểm soát an ninh đi kèm với tình thế thắt lưng buộc bụng và mở cửa thị trường tự do, các chính phủ phải có biện pháp quyết liệt hơn - như tiến hành chèn ép quyền dân chủ để thúc đẩy cải cách kinh tế khi nhân dân phản đối các chính sách mới.

Ví dụ, dựng lên một chính phủ lâm thời sau cuộc xâm lược Iraq năm 2003 là một chiến lược tốt để đàn áp quyền dân chủ.

Chính phủ Iraq đã hứa hẹn sẽ tiến hành các cuộc bầu cử nhanh chóng sau khi loại bỏ Saddam Hussein, nhưng vì các thế lực chính trị đang lên của Iraq không có ý định tư nhân hóa ngành công nghiệp dầu mỏ của họ, nhà cầm quyền người Mỹ, Paul Bremer, đã phải tìm cách phá vỡ chúng.

Vậy ông đã làm gì? Với lập luận rằng người Iraq vẫn chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ và bầu cử, ông chỉ đơn giản là hủy bỏ các cuộc bầu cử.

Dưới đây là một ví dụ khác: Tại miền Nam vùng Cone của Nam Mỹ - sân khấu của cuộc chiến ý thức hệ bạo lực nhất của The Chicago Boys, quyền tự do được hội họp và đưa ra bất đồng chính kiến ​​đã bị cấm hoàn toàn. Bằng cách bịt miệng những người chỉ trích, The Chicago Boys có thể kiểm soát ý kiến công luận xung quanh các cải cách kinh tế không được hoan nghênh.

Tuy nhiên, sự tàn bạo này cũng mở rộng phạm vi sang hành động vi phạm nhân quyền. Bất kể những thứ gì không được đạt được thông qua bạo lực kinh tế sẽ cần được thực hiện thông qua khủng bố. Trong thời gian Pinochet cầm quyền ở Chile, khoảng 3.200 người đã mất tích hoặc bị xử tử, 80.000 người bị cầm tù và 200.000 người chạy trốn khỏi đất nước. Và trong phạm vi phía Nam của Cone, trong quá trình chuyển đổi kinh tế quy mô lớn này, ước tính có khoảng 100.000-150.000 người phải ở trong trại giam được thiết kế đặc biệt để phá vỡ ý chí của họ.

Những hành vi bạo lực được thực hiện không phải do sự tàn bạo của một nhà độc tài điên rồ. Nó là một vụ khủng bố đã được lên kế hoạch, được thiết kế để buộc người dân phải tuân thủ.

Những ví dụ này cho thấy, khi liệu pháp sốc kinh tế không đủ để thực hiện cải cách, các chính phủ lần lượt dùng đàn áp và bạo lực để đạt được mục đích.

Nhưng ai được hưởng lợi từ liệu pháp sốc kinh tế này? Như bạn sẽ thấy tiếp theo, chân dung người chiến thắng và kẻ thua cuộc vô cùng rõ ràng.