Với tất cả những thay đổi chính sách kinh tế lớn, có người thắng, có kẻ thua. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ trước đến nay, người thua to nhất vẫn là hầu hết công dân các nước phải trải qua liệu pháp sốc kinh tế.
Việc loại bỏ ngay lập tức khả năng kiểm soát giá cả, mở cửa thị trường trong nước để tư nhân hóa và loại bỏ các rào cản thương mại sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới tầng lớp thấp cổ bé họng. Ví dụ, hãy xem xét Chile dưới thời Pinochet, trong quá trình thực hiện các cải cách kinh tế đầu tiên, tỷ lệ thất nghiệp đạt đến 20% - một kỷ lục quốc gia. Con số này đã tăng lên 30% vào năm 1982 sau một đợt cải cách kinh tế nữa, qui mô toàn bộ nền kinh tế bị thu hẹp gần 15%.
Tác động lâu dài của những chính sách này là khó có thể bỏ qua. Trong năm 2006, Chile, nền kinh tế kiểu mẫu cho những cải cách đưa ra bởi trường đại học Chicago, được xếp hạng thứ 8 trong danh sách các nước bất bình đẳng nhất trên thế giới.
Mặt khác, những người chiến thắng lớn nhất của điều trị sốc kinh tế là các công ty đa quốc gia, khi họ có thể sử dụng tiền của mình để mua lại những công ty chịu nhiều tác động bởi lạm phát và một nền kinh tế bị hủy hoại.
Trong thời gian khủng hoảng kinh tế, các công ty và chính phủ tại các khu vực khủng hoảng có một thời gian khó khăn. Và vì không ai có thể mua sản phẩm của họ nhiều đến nỗi có thể giúp họ duy trì hoạt động, nhiều công ty buộc phải tìm nhiều khách hàng hơn.
Sau khi bị xâm lược, người Iraq đã phải tư nhân hóa ngành công nghiệp dầu khí quốc gia của họ, dường như bị dồn vào bước đường cùng. Điều luật này đã cho phép các công ty nước ngoài được phép giữ lại 100% lợi nhuận mà họ kiếm được mà không cần phải tái đầu tư cho Iraq. Ngoài ra, thuế doanh nghiệp đã giảm từ 45% xuống còn 15%.
Để minh họa điều này đã gây tổn hại như thế nào cho nền kinh tế của Iraq, hãy nhìn nhận thực tế rằng 95% doanh thu của chính phủ Iraq đến trực tiếp từ ngành công nghiệp dầu khí quốc gia. Tóm lại, rõ ràng rằng liệu pháp sốc kinh tế chỉ có lợi cho thiểu số những người giàu, dựa trên sự mất mát của đa số người dân.