Trong suốt chiều dài lịch sử của tâm lý học, các nhà khoa học và các học giả đã tự hỏi làm thế nào để tìm được phương pháp điều trị tốt nhất cho những người bị rối loạn tâm lý. Đến giữa thế kỷ XX, hầu hết các phương pháp điều trị được tập trung vào việc hàn gắn những tổn thương về mặt tâm lý.
Nhưng Tiến sĩ Ewen Cameron đã quyết định tiếp cận theo cách khác: tái tạo lại phần tâm lý bị “hỏng” của cá nhân thông qua quá trình điều trị gọi là liệu pháp gây sốc. Với sự tài trợ của CIA, Cameron đã tiến hành mở rộng các thí nghiệm với phương pháp điều trị bằng xung điện: dòng điện được truyền qua cơ thể bệnh nhân gây co giật.
Ông nhận thấy rằng tình trạng đối tượng thí nghiệm của mình thay đổi theo khuynh hướng: bệnh nhân đầu tiên sẽ từ trạng thái bình thường quay về những hành vi trẻ con, cho đến khi ý thức hoàn toàn có biểu hiện nhầm lẫn và lờ đờ về lâu dài.
Cameron tin rằng vào thời điểm này, đối tượng trở thành “một tờ giấy trắng" mà trên đó một “danh tính” mới và sạch sẽ có thể được “viết lên”.
Vấn đề là thực tế lại không như thế. Cameron đã có thể xoá đi danh tính của họ, nhưng ông không thể tái tạo lại chúng.
Vì vậy, thay vì thay đổi cách tiếp cận của mình để có được những kết quả mong muốn, Cameron đã lựa chọn tăng cường cường độ điều trị của mình. Ông bắt đầu bằng cách sử dụng phương pháp đó tương tự như tra tấn: hàng tháng trời bệnh nhân phải chịu thiếu thốn sự cảm xúc và cảm giác cô lập, sự cố ý làm rối trí, những cú sốc điện cường độ mạnh và cực nhiều những liều thuốc gây ảo giác.
Trong khi đó, CIA nhận ra rằng liệu pháp sốc Cameron cũng có thể được sử dụng cho mục đích khác - để bình ổn và khai thác thông tin.
Sự cô lập cực đại (thông qua việc tước đi cảm giác) và sự rối trí (thông qua việc cố ý làm sai lệch thời gian bằng cách thay đổi thời gian dùng bữa của họ chẳng hạn) xảy ra khi đối tượng của Cameron không còn có thể nhận thức được những trải nghiệm của họ. Kết quả trực tiếp của việc này là bệnh nhân dễ xúc động và dễ nói chuyện, sau đó các thẩm vấn viên của CIA có thể dễ dàng khai thác để thu thập các thông tin.
Và bằng cách kết hợp sự cách ly này với cảm giác bị quá tải - ví dụ, với đèn nhấp nháy hay âm nhạc có âm lượng rất lớn - họ có thể tiếp tục tăng cường sự hợp tác của bệnh nhân, và sau này, là các tù nhân.
Những quan sát này đã được thu thập trong một tài liệu gọi là Cẩm nang Kubark, có vai trò như một giao thức mà sau này được gọi là "kỹ thuật thẩm vấn cao cấp" - hoặc, như một số người gọi nó, tra tấn.