Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính phương Tây khác tuyên bố sẽ đảm bảo sự ổn định tài chính thế giới, hành động của họ đối với các nước châu Á và Đông Âu trong những năm 1980 lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác.
Đó là, thay vì giúp đỡ các quốc gia đang gặp khó khăn, các tổ chức tài chính phương Tây không đưa ra bất kì động thái nào trong khi nền kinh tế của các nước này dần sụp đổ.
Hãy xem xét ví dụ Ba Lan vào cuối những năm 1980. Khi đó, chính phủ cải cách mới được bầu (và phe cánh tả) rơi vào tình thế phải oằn lưng trả các khoản nợ của chế độ cũ. Nếu không có tiền trong ngân khố, thì việc chính phủ ban hành các cải cách mà họ muốn vận động thực hiện sẽ gần như trở nên bất khả thi.
Vì vậy, họ đã cầu cứu các tổ chức tài chính phương Tây để được giúp đỡ. Tuy nhiên, các cơ quan này từ chối vì chính phủ Ba Lan đã không sẵn sàng để ban hành những cải cách tự do mới mà những tổ chức này yêu cầu.
Tương tự như vậy, các "con hổ châu Á" đã từng phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nhỏ nhưng nếu không nhận được viện trợ từ ÌM, nó sẽ bùng nổ trên diện rộng. Nhưng IMF thấy họ không cần phải can thiệp nếu như không nhận được một cái gì đó đáp lễ. Thái độ của họ chỉ đơn giản là, “sống chết mặc bây.”
Bằng cách giữ lại viện trợ rất cần thiết, phương Tây căng thẳng hoá các vấn đề tài chính của các quốc gia, làm cho họ cần tiền mặt đến mức tuyệt vọng - điều này góp phần đưa IMF và Mỹ vào chiếu trên trên bàn đàm phán.
Để được nhận viện trợ từ phương Tây, các nước sẽ phải tuân theo một danh sách các yêu cầu tập trung vào tự do hóa thương mại, tư nhân hóa và chính sách thắt lưng buộc bụng. Ở Ba Lan, chính phủ mới đã buộc phải tư nhân hóa các ngành công nghiệp quốc gia, mở cửa thị trường chứng khoán và thực hiện cắt giảm ngân sách - hoàn toàn ngược lại với những gì họ đã vận động.
Và tại Hàn Quốc, IMF yêu cầu cắt giảm ngay lập tức 50% nhân viên chính phủ trước khi tổ chức này đồng ý cho Hàn Quốc vay khoản tiền mà họ cần.
Kết quả của những chính sách này là, như mọi khi, gây ra thất nghiệp hàng loạt, tiền lương giảm mạnh và ngành công nghiệp gặp khó khăn gần như không thể tồn tại trong một nền kinh tế bất ổn.