Bạn đã bao giờ từng thử nhìn lại dự án bạn từng làm và nhận thấy rằng hầu hết công việc chỉ được hoàn thành ngay trước thời hạn? Dường như chỉ trong một vài ngày ít ỏi khi bạn sắp hết thời gian, những gì bạn làm được nhiều hơn tất cả những tuần trước đó cộng lại.
Thực tế là, những sự bất cân xứng tương tự giữa thành quả đầu ra và nỗ lực đầu vào xảy ra ở rất nhiều tình huống khác nhau.
Ví dụ, nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng 20% ngành hàng thực sự chiếm tới 80% lợi nhuận của họ.
Tương tự, 20% người lái xe máy gây ra 80% số vụ tai nạn. Hầu hết những người điều khiển xe máy đều lái xe cẩn thận, trong khi đó một số rất nhỏ lái xe khác thì lại rất bất cẩn và gây ra phần lớn vụ tai nạn.
Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi Nguyên lý 80/20: Khoảng 80% kết quả công việc hoặc đầu ra chỉ đến từ 20% nỗ lực hoặc đầu vào.
Bạn thắc mắc tại sao chỉ số này không thể cân xứng hơn? Bởi vì không phải tất cả các nguyên nhân đều có cùng một ảnh hưởng lên kết quả đầu ra. Trong thực thế, các nguyên nhân có thể tạm chia vào hai loại: phần thiểu số gây ảnh hưởng lớn và phần đa số nhưng gây ảnh hưởng nhỏ. Sự phân chia này gói gọn trong tỉ lệ 80/20.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên lý 80/20 chỉ là một sự tinh giản, trong thực tế tỉ lệ này có thể thay đổi khác nhau – ví dụ, nó có thể là 70/30 hay thậm chí 99.9/0.01.
Đồng thời, tổng của 2 vế không nhất thiết bằng 100%. Ví dụ, một nghiên cứu năm 1997 chỉ ra rằng, trong số 300 bộ phim, chỉ có 4 bộ phim (tương đương 1.3%) đã mang về 80% doanh thu bán vé.
Bạn sẽ thấy nguyên lý 80/20 này xuất hiện ở rất nhiều tình huống khác nhau và khi nhận ra vấn đề, bạn sẽ cảm thấy nguyên lý này thực sự là một kiến thức quý giá.