Ai cũng biết rằng việc vận hành những công ty lớn thường rất phức tạp. Điều này có nghĩa là các giám đốc phải nỗ lực để quản lý những bộ máy cồng kềnh ấy, và thậm chí là họ thích những thử thách và những cuộc cân não mà chúng mang lại.
Nhưng liệu việc chấp nhận hoặc thậm chí là ôm về những mớ bùng nhùng ấy có phải là cách tốt nhất để thành công hay không?
Rất nhiều người tin vào việc kích cỡ của một công ty và một danh mục sản phẩm đa dạng sẽ là lợi thế lớn cho một công ty bởi vì càng có nhiều sản phẩm, lợi nhuận đem về càng lớn.
Nhưng trong thực tế, những công ty với hệ thống vận hành nội bộ phức tạp thường phải chịu những chi phí tiềm tàng khổng lồ. Một danh mục sản phẩm đa dạng, đồng nghĩa với việc phải có một hệ thống logistics phức tạp hơn, nhiều công sức đào tạo đội ngũ bán hàng hơn, khối lượng công việc hành chính nhiều hơn so với một danh mục sản phẩm hẹp. Những yếu tố này làm gia tăng tổng chi phí - mà thậm chí lượng gia tăng này còn nhiều hơn cả lợi nhuận mà những sản phẩm thêm vào ấy mang lại.
Mặt khác, đơn giản hóa công ty sẽ cắt giảm được chi phí. Nếu bạn thu hẹp lại và tập trung vào danh mục hàng hóa của bạn, mỗi người trong công ty sẽ có thể dành toàn bộ tâm sức cho một vài mặt hàng nhất định. Điều này giúp họ am hiểu được các sản phẩm một cách sâu sắc hơn, so với khi họ phải căng não lựa chọn và suy nghĩ về cả tá mặt hàng. Theo đó, điều này tiếp tục tinh giản khối lượng công việc hành chính, mang lại lợi thế kinh tế theo quy mô - lợi ích mang lại từ việc làm nhiều hơn một thứ - trong những ngành sản xuất hay logistics.
Những lợi ích này ngày càng trở nên rõ ràng trong thực tế. Ví dụ, một nghiên cứu với đối tượng là 39 công ty tầm trung kết luận rằng công ty ít phức tạp nhất là công ty thành công nhất. Họ đã sử dụng một danh mục sảnh phẩm hẹp hơn, bán cho ít khách hàng hơn, có ít nhà cung cấp hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Rõ ràng là, bằng việc đơn giản hóa doanh nghiệp, bạn có thể cắt giảm chi phí, để từ đó gia tăng được lợi nhuận.