8: Áp dụng nguyên lý 80/20 cho cuộc sống hằng ngày của bạn bằng cách thay đổi lối suy nghĩ.

Giống như trong các ví dụ kinh doanh bên trên, nguyên lý 80/20 được áp dụng bằng cách phân tích để tìm ra đâu là phần 20% đầu vào sản sinh ra 80% đầu ra. Nhưng trong cuộc sống thường ngày, rõ ràng là việc phân tích này sẽ khó thực hiện hơn.

Điều này có nghĩa là bạn cần đến một thứ khác, mang tên: Tư duy 80/20.

Lối suy nghĩ truyền thống là lối suy nghĩ tuyến tính, ở đó giả định rằng mọi nguyên nhân, mọi đầu vào đều quan trọng như nhau, giống như khi còn là trẻ con, chúng ta được dạy rằng tất cả các bạn bè đều quan trọng như nhau.

Trong tình huống này, tư duy 80/20 sẽ làm sáng tỏ sự thật rằng trong thực tế các mối quan hệ không hề có giá trị như nhau. Một vài bạn của chúng ta luôn quan trọng hơn số còn lại, và tình bạn của chúng ta với họ sâu đậm và ý nghĩa hơn nhiều.

Bạn cũng có thể nói rằng 20% tình bạn tạo ra 80% “giá trị” – giá trị ở đây nghĩa là niềm vui và tình cảm mà bạn nhận được từ tình bạn ấy.

Sự khác biệt căn bản giữa một phân tích 80/20 tư duy 80/20phân tích 80/20 cần đến việc thu thập dữ liệu và phân tích chúng để tìm ra phần 20% ở đâu, trong khi đó với tư duy 80/20, bạn chỉ cần dự đoán chúng.

Rõ ràng là, giá trị của một mối quan hệ không thể nào đo được bằng một con số tuyệt đối, nhưng bạn luôn luôn có thể tự đặt câu hỏi: “Trong số những người tôi biết, ai quan trọng nhất? Tôi đã dành bao nhiêu thời gian cho họ mỗi tuần?

Kiểu câu hỏi như thế này sẽ giúp bạn xác định được mối quan hệ nào là quan trọng nhất đối với bạn.

Khi đó, tư duy 80/20 khuyến khích bạn tìm kiếm chất lượng, thay vì số lượng, và tập trung đào sâu những gì là giá trị nhất, ý nghĩa nhất.

Lối suy nghĩ 80/20 này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống mà không cần phải thu thập số liệu hay thông tin nào cả.