Mọi người có xu hướng mong đợi thế giới sẽ cân xứng.
Nhưng trong thực tế, cân xứng không phải là trạng thái tự nhiên của thế giới, mà lại là sự bất cân xứng.
Ví dụ: thử xem xét lĩnh vực ngôn ngữ: Ngài Isaac Pitman khám phá ra rằng chỉ có khoảng 700 từ thông dụng tạo nên 2/3 cuộc hội thoại hằng ngày. Nếu chúng ta tính thêm cả các từ phái sinh của chúng, con số này sẽ tăng lên 80%: như vậy chỉ ít hơn 1% số lượng từ trong Tiếng Anh đã làm nên 80% những gì chúng ta giao tiếp hàng ngày.
Nhưng tại sao lại xảy ra những sự bất cân xứng này?
Đó là do những vòng lặp phản hồi đã làm gia tăng những khác biệt nhỏ.
Ví dụ, nếu bạn có rất nhiều cá vàng gần như cùng kích thước và cùng được nuôi trong một cái hồ, thì khi lớn lên, kích thước của chúng vẫn rất khác nhau.
Tại sao ư?
Bởi vì khi một vài con cá chỉ cần lớn hơn những con khác một chút, chúng ta đã có một lợi thế nhỏ. Điều này có nghĩa là chúng dễ dàng đớp được nhiều thức ăn hơn, từ đó lớn nhanh hơn những con cá nhỏ. Điều này một lần nữa gia tăng lợi thế của chúng, giúp chúng ngày càng đớp được nhiều thức ăn hơn. Do đó, vòng tuần hoàn này khuếch đại theo từng vòng, để cuối cùng tạo ra những sự khác biệt đáng kể trong kích thước.
Nhưng trong khi những sự bất cân xứng đó là tự nhiên vốn có, rất nhiều người lại cho rằng điều đó là không công bằng. Lấy ví dụ về sự phân phối không đều trong thu nhập và tài sản: Chỉ 20% dân số nắm giữa tới 80% tổng tài sản, chúng ta gọi đó là sự bất bình đẳng xã hội.
Sự không công bằng này đến từ thực tế rằng mọi người đều giả định rằng thành quả đầu ra và nỗ lực đầu vào nên có cùng tỉ trọng theo tỉ lệ 1:1
Nhưng giống như nguyên lý 80/20 đã chỉ rõ, không phải tất cả mọi nỗ lực đầu vào đều mang lại kết quả đầu ra giống nhau.