Bạn đã biết cách áp dụng Nguyên lý 80/20 nhằm thu hẹp danh mục sản phẩm và tăng lợi nhuận. Thế còn tất cả những lĩnh vực khác trong kinh doanh thì sao?
May mắn thay, nguyên lý 80/20 đa-zi-năng đến mức bạn có thể sử dụng nó trong bất kỳ lĩnh vực hay chức năng nào khi kinh doanh để tăng khả năng thành công.
Ví dụ, đàm phán là một phần quan trọng của mọi cuộc làm ăn kinh doanh, dù đó là đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp hay đối tác.
Thường trong một cuộc đàm phán, vấn đề cần thảo luận đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, nhưng vấn đề là có quá nhiều vấn đề cần thảo luận và chúng ta chuẩn bị không xuể. Phân tích 80/20 có thể giúp bạn vạch ra được chỉ một vấn đề quan trọng thực sự quan trọng đối với công ty của bạn, vì vậy bạn chỉ nên tập trung vào việc đàm phán thành công những điểm cốt lõi này thay vì cố gắng tranh luận để thắng trong mọi vấn đề.
Một ví dụ khác của việc áp dụng nguyên lý 80/20 là định hướng quảng cáo. Nếu có một khúc 20% khách hàng của bạn đang mang lại 80% doanh thu, rõ ràng bạn nên tập trung xác định chúng, tìm mọi cách giữ chân và kích thích nhóm khách hàng này mua nhiều hơn.
Sau khi bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu, hãy gia tăng sự trung thành của họ bằng việc cung cấp những dịch vụ chăm sóc khách hàng (CSKH) trên cả tuyệt vời. Sau đó, khi bạn phát triển thêm những sản phẩm hay dịch vụ mới, việc cần làm chỉ là bán tập trung vào nhóm 20% này. Điều này sẽ giúp bạn tăng được thị phần của sản phẩm trong khi vẫn tận dụng được lợi thế của việc bán cho cùng một nhóm khách hàng.
Lấy Nicholas Barsan làm một ví dụ minh họa, Nicholas Barsan là một trong những tay môi giới bất động sản đứng đầu ở Mỹ, kiếm ra hơn 1 triệu đô la từ tiền hoa hồng mỗi năm. Hơn một phần ba số hoa hồng này đến từ những khách hàng thân thuộc – những người mua vào rồi lại bán ra. Rõ ràng, chiến thuật tập trung vào làm hài lòng nhóm khách hàng này thực sự là một chiến thuật khôn ngoan của Nicholas.
Cho đến thời điểm này, nguyên lý 80/20 dường như có tính ứng dụng gần như phổ thông đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào.