Quay lại năm 1997, hai nhà kinh tế học Robert Merton và Myron Scholes giành được giải Nobel trong lĩnh vực của họ. Thuyết của họ xây dựng trên quan điểm rằng khi đưa ra các quyết định kinh tế như nên đầu tư tiền vào đâu hay nên mua cái gì – con người hoàn toàn dựa vào lý trí.
Sau khi giành giải thưởng cao quý, họ hào hứng đem lý thuyết của mình ứng dụng vào đầu tư. Tuy nhiên, thay vì thành công trong kinh doanh, các công ty của họ liên tục thua lỗ và phá sản, không phải một mà hai lần trong khoảng hơn 10 năm.
Thất bại của Merton và Scholes dạy cho chúng ta một điều quan trọng, rằng con người không phải lúc nào cũng hành động một cách lý trí.
Tại sao?
Để có một quyết định hoàn toàn lý trí, mỗi cá nhần cần xem xét kỹ càng từng chi tiết. Thí dụ như khi cân nhắc nên đầu tư tiền tiết kiệm vào đâu, chúng ta cần biết tất cả các tình huống có thể xảy ra. Chỉ khi có đầy đủ các thông tin này, chúng ta mới đưa ra được lựa chọn tốt nhất.
Trong thế giới hiện đại, nắm bắt được thông tin và lường trước được mọi tình huống trước khi quyết định là điều không tưởng, chính vì vậy các lựa chọn chúng ta đưa ra không thể nào là lý trí.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng là hành động hoàn toàn cảm tính. Chúng ta tuân theo những giới hạn lý trí nhất định. Chúng ta cố gắng hết sức dựa trên lý trí, nhưng không có đủ năng lực trí tuệ để đưa ra một quyết định hoàn hảo. Nếu vậy thì làm sao chúng ta thay đổi tư duy kinh tế để thích nghi với điều này?
Nhằm giúp chúng ta quyết định sáng suốt hơn, chính phủ cần can thiệp vào thị trường để hạn chế các lựa chọn. Nếu chúng ta hiểu được các lựa chọn và những tác động của chúng, chúng ta sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn. Thực tế sự can thiệp của chính phủ đã đem lại lợi ích cho các lĩnh vực khác. Chẳng hạn như nhà cầm quyền ngăn chặn sự tràn lan của các loại thuốc mà chúng ta không rõ tác dụng phụ hoặc các loại xe không đảm bảo an toàn. Vậy tại sao lại không đưa những pháp chế này vào lĩnh vực tài chính.