Nhiều nơi trên thế giới, các nhà kinh tế theo thuyết tự do đang kêu gọi nhà nước cắt giảm phúc lợi xã hội. Họ cho rằng việc chi trả phúc lợi xã hội như phụ cấp thất nghiệp hay bao cấp nghỉ dưỡng, chẳng khác gì chi tiền để dân không làm việc.
Khác với những gì thuyết của họ chỉ ra, thực tế chứng minh rằng phúc lợi xã hội là rất cần thiết để kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Hãy nhìn vào thị trường lao động. Ở những nước chu cấp thất nghiệp, nền kinh tế của họ năng động hơn nhiều so với các nước không có hỗ trợ này.
Nguyên nhân của việc này khá rõ ràng. Ở những nước hỗ trợ thất nghiệp ít hơn, người lao động thường xuyên đối mặt với nỗi lo mất việc. Do đó họ tìm việc ở những nơi mà họ cảm thấy công việc đều đặn và an toàn nhất. Họ đua nhau chọn những ngành nghề ổn định như chăm sóc sức khỏe hay luật. Trong khi đây là những ngành thiết yếu trong xã hội, những ngành này không đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế.
Muốn đạt được tăng trưởng, thị trường lao động cần hướng đến những ngành có độ rủi ro cao hơn và mang tính khởi nghiệp hơn. Thật không ngạc nhiên khi những quốc gia khuyến khích và hỗ trợ nhân lực dám làm, dám thất bại sẽ phát triển nhanh chóng hơn những nước khác – những nước mà cái giá phải trả cho thất bại là nghèo khó.
Trái lại với những minh chứng cho thấy phúc lợi xã hội giúp tăng trưởng kinh tế, thuyết thị trường tự do cũng có một khái niệm tương tự gọi là hiệu ứng dòng chảy.
Những người theo thuyết thị trường tự do dấn chứng rằng nếu nhà nước không đầu tư vào phúc lợi xã hội thì họ cũng không cần thu tiền thuế. Những người giàu trong xã hội sẽ trực tiếp đầu tư vào nền kinh tế. Dòng tiền này sẽ tạo nên một hiệu ứng dòng chảy khi các khoản đầu tư sẽ tạo ra tăng trưởng và công ăn việc làm.
Lý thuyết có vẻ rất hợp lý tuy nhiên ở những nơi lý thuyết này được thực hành, kết quả không được như mong đợi. Ở những nước đã áp dụng chính sách thị trường tự do như Mỹ và Anh những năm 80, tăng trưởng bị trì trệ. Và khi kinh tế ngừng phát triền, dòng tiền không tiếp tục chảy mà ứ đọng lại ở tầng lớp giàu.
Giữa năm 1979 và 2006, top 1% người có thu nhập lớn nhất nước Mỹ đã tăng hơn gấp đôi cổ phần của họ trong thu nhập quốc dân, từ 10% lên 22.9%.