Chính phủ có nên can thiệp vào việc vận hành nền kinh tế? Các nhà kinh tế học theo thuyết thị trường tự so sẽ nhanh chóng phủ định điều đó. Họ tranh luận rằng sự can thiệp của nhà nước chỉ làm cho nền kinh tế trở nên hỗn loạn. Họ sẽ đưa ra những dẫn chứng hùng hồn như sự thất bại khi nền kinh tế bị kiểm soát như đã xảy ra ở Nga. Họ tuyên bố đây là kết cục không thể tránh khỏi khi nền kinh tế bị can thiệp. Mặc dù thuyết thị trường tự do có lý luận thế nào đi nữa thì thực tế là chính phủ có khả năng và vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Chính phủ luôn có được cái nhìn bao quát và nắm được các thống kê tốt hơn so với các doanh nghiệp đơn lẻ.
Sự hiểu biết này giúp chính phủ đưa ra quyết định phát triển những ngành có lợi nhuận lớn nhất. Đây chính là phương hướng phát triển của Nam Hàn. Gã khổng lồ điện tử LG ban đầu muốn tập trung phát triển ngành dệt may, nhưng chính phủ đã bác bỏ và định hướng lại cho doanh nghiệp này. Họ biết rằng công ty này sẽ đạt được thành công trong lĩnh vực điện tử và thúc LG đi theo hướng đó.
Điều này không chỉ đúng với những nước đang phát triển. Nước Mỹ cũng sớm cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định tập trung phát triển ngành công nghệ thông tin, ngành sinh hóa và ngành chế tạo máy bay.
Nếu hoạch định của chính phủ thực sự có lợi, tại sao nước Nga Sô-Viết lại thất bại? Sự khác biệt ở đây là không ra sức kiểm soát quá nhiều.
Khi nhà nước kiểm soát mọi mặt của nên kinh tế, giống như ở các nước cộng sản, sự liên kết của nền kinh tế sẽ bị phá bỏ. Tuy nhiên, khi chỉ một vài sự trợ giúp mang tính dẫn đường trong hệ thống, chẳng hạn như những mục tiêu chung chung về chỉ số lạm phát, mức lãi suất, sẽ giúp nền kinh tế đạt được thành công nhất định.
Nhà nước đóng vai trò chiến lược như giám đốc điều hành của các công ty. Giám đốc đặt ra các mục tiêu và đảm bảo công ty của họ đi đúng hướng đã đặt ra một cách vững vàng. Mục tiêu của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế cũng giống như vậy.